Dấu hiệu đường huyết cao có rất nhiều, nhưng dễ thấy nhất vẫn là ở tay, vì vậy bạn cần đặc biệt lưu ý. Dưới đây là những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của bệnh tiểu đường.
Tê buốt tay
Chỉ số đường huyết tăng cao khiến các vi mạch bị tổn thương, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cho các dây thần kinh, làm dây thần kinh bị tê bì. Người bệnh tiểu đường thường cảm thấy tê ở đầu ngón tay, nhất là khi nằm nghỉ ngơi và thấy đỡ hơn khi vận động.
Ngoài ra, trong hệ thống dây thần kinh bao myelin sẽ có vai trò bảo vệ các sợi trục. Ở người bệnh tiểu đường, các bao myelin sẽ bị tổn thương, dần dần giảm chức năng bảo vệ sợi trục, khiến người bệnh bị đau buốt, tê nhức.
Biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường thường gặp nhất. Có tới gần 70% người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng này, nhất là những người tiểu đường lâu năm.
Ngứa ran ở tay
Bị tê tay hoặc cảm giác châm kim khi thức dậy. Loại ngứa ran tạm thời này là do áp lực lên dây thần kinh.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bàn tay ngứa ran, đôi khi kèm theo đau, có thể là dấu hiệu của tổn thương thần kinh gọi là bệnh thần kinh ngoại biên. Thường là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, từ các thói quen không lành mạnh như hút thuốc và lạm dụng rượu cho đến bệnh tiểu đường.
Móng tay có màu vàng hoặc dễ gãy
Móng tay hoặc móng chân có màu vàng và giòn dễ gãy cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do bệnh tiểu đường khiến dễ bị nhiễm nấm móng.
Ở một số người mắc bệnh tiểu đường, móng tay có màu hơi vàng. Thường là do sự phân hủy đường và làm ảnh hưởng đến collagen trong móng tay. Hãy đi khám ngay nếu thấy có sự thay đổi này, đặc biệt nếu có thêm bất kỳ triệu chứng nào khác.
Vết thương lâu lành
Người bệnh đái tháo đường bị vết thương, hay nhiễm trùng ở tay sẽ lâu lành hơn người bình thường vì khi đường máu quá cao do đường huyết cao sẽ làm cơ thể giảm khả năng chống lại vi trùng, sự lên mô hạt cũng kém dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành.
Ngoài ra còn một nguyên nhân làm cho vết thương ở tay lâu lành là do người mắc bệnh tiểu đường, lượng đường máu cao gây ức chế các hoạt động chống vi khuẩn của cơ thể.
Xuất hiện các nốt màu đỏ ở tay
Nếu đường huyết tăng cao, bệnh nhân có thể có triệu chứng u hạt. Triệu chứng này thường gặp ở ngón tay. Ở giai đoạn đầu, tay thường nổi các nốt màu đỏ tươi hoặc đỏ nâu, có thể phát triển chậm hoặc lan nhanh. Bề mặt các nốt này thường mịn, đường kính khoảng 5-10mm, đôi khi lên đến vài cm, kết cấu mềm, không đau.
Các nốt này nếu bị trầy xướt có thể chảy máu, hoại tử, lở loét hoặc đóng vảy.
Xem thêm
Nếu trên cơ thể có 2 vết ‘ngứa’, rất tiếc phải thông báo với bạn: đường huyết quá cao, hãy quan tâm kịp thời
Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang có làm tăng hay hạ đường huyết không?
Người có đường huyết cao cần lưu ý: 2 không ăn trước bữa ăn, 2 không làm sau bữa ăn và 2 không thực hiện vào buổi sáng
Măng cụt có 4 điều kiêng kỵ nhất định phải biết, người tiểu đường có ăn măng cụt được không?