Sinh mổ không phải ai cũng thích hợp, đối với 3 kiểu bà bầu này thì sinh thường là lựa chọn tốt nhất

Sinh mổ không phải ai cũng thích hợp, đối với 3 kiểu bà bầu này thì sinh thường là lựa chọn tốt nhất

Theo thống kê mới đây, có đến 75% chị em bầu lựa chọn phương pháp đẻ thường. Đây cũng là phương pháp truyền thống được các bà, các mẹ ta áp dụng từ ngàn xưa. Nói như thế để thấy rằng phương pháp này khá an toàn và có rất nhiều ưu điểm.

Thiên chức cao quý nhất của người phụ nữ đó là làm mẹ. Phụ nữ mang thai 9 tháng 10 ngày, mang bầu đã nặng nhọc, đến kỳ sinh nở càng gian khó hơn. Không biết mình có vượt cạn được hay không? Làm thế nào để chuẩn bị đủ tinh thần và hành trang cho cuộc vượt cạn thành công? Có rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp cho các mẹ bầu. Nhiều người vì sợ đau nên đã miễn cưỡng chọn cách sinh mổ, tuy nhiên các bạn phải biết rằng không phải ai cũng có thể sinh mổ, đặc biệt đối với 3 kiểu bà bầu này, các bác sĩ khuyên không nên sinh mổ.

Phụ nữ mang thai quá béo

chăm sóc trẻ nhỏ, chăm con, lưu ý khi chăm con

Béo phì làm tăng nguy cơ mổ lấy thai gấp đôi so với bình thường. Khi mổ lấy thai, cần những thiết bị phù hợp với người béo phì (Ảnh minh họa)

Nếu bà bầu quá béo sẽ khó sinh mổ. Một mặt không kiểm soát tốt lượng thuốc tê, không dễ tìm vị trí đặt thuốc tê, mặt khác dễ gây nguy hiểm trong quá trình mổ. Phụ nữ mang thai quá béo nhìn chung thường dễ mắc các bệnh như cao huyết áp do thai nghén và tiểu đường thai kỳ, điều này cũng sẽ làm tăng độ khó của ca phẫu thuật. Vì vậy, những người làm mẹ, đang mang thai, bạn phải học cách kiểm soát cân nặng của mình khi mang thai và đừng để tăng cân quá mức.

Chị em có kế hoạch sinh con gần nhau

Một số thai phụ lần đầu mang thai thường chọn cách sinh mổ vì sợ đẻ quá đau và dự định sinh con thứ hai trong thời gian ngắn sắp tới. Nếu đúng như vậy, chúng tôi khuyên bạn tốt nhất nên sinh con đầu lòng bằng cách sinh thường. Vì nếu sinh con đầu lòng bằng phương pháp sinh mổ thì sau khi sinh ít nhất phải hai năm sau bạn mới nên mang thai và sinh con thứ hai. Hơn nữa, nếu bé đầu tiên sinh mổ thì bé thứ hai bắt buộc cũng phải sinh mổ, tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn.

Nếu lần mang thai sau quá gần so với sinh mổ trước đó sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé với nguy cơ vỡ tử cung cao cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Bên cạnh đó, bất cứ một cuộc mổ nào ở ổ bụng cũng có nguy cơ dính các cấu trúc trong ổ bụng, xuất huyết, nhiễm trùng vết mổ.

Bà bầu có sức khỏe yếu

chăm sóc trẻ nhỏ, chăm con, lưu ý khi chăm con

Sau khi sinh mổ, người mẹ sẽ có cảm giác đau trong một thời gian dài, cho đến khi vết mổ lành và ổn định. So với những bà mẹ sinh thường, những trường hợp sinh mổ cũng mất nhiều thời gian hơn để phục hồi sức khỏe.

Một số trường hợp còn phải dùng thuốc giảm đau. Hơn nữa, sau khi sinh mổ, các bà mẹ sẽ phải tập ngồi, tập đi trong khó khăn vì lúc này thuốc gây tê đã hết tác dụng và những cơn đau dạ con hoặc đau ở vết mổ bắt đầu ập đến.

Vì vậy, các bác sĩ khuyên rằng những người mẹ có sức khỏe yếu nên cố gắng sinh thường để có thể hồi phục nhanh nhất, giúp quá trình chăm sóc bé thuận lợi nhất.

Xem thêm

  • chăm sóc trẻ nhỏ, chăm con, lưu ý khi chăm con

    Hoa hậu Phạm Hương hé lộ hình ảnh khi mang bầu con thứ 2 lúc 8 tháng, bụng gọn và nhan sắc vẫn xinh đẹp

  • chăm sóc trẻ nhỏ, chăm con, lưu ý khi chăm con

    Diệu Nhi hiếm hoi khoe trọn vóc dáng sau loạt nghi vấn sinh con đầu lòng cho Anh Tú

  • chăm sóc trẻ nhỏ, chăm con, lưu ý khi chăm con

    Cùng “đủ tháng”, sự khác nhau giữa 37 tuần và 40 tuần sinh? Có thể kéo dài đến 40 tuần, bạn muốn sinh trước?

  • chăm sóc trẻ nhỏ, chăm con, lưu ý khi chăm con

    Hậu tin đồn sinh con cho Anh Tú, Diệu Nhi lập tức có hành động ngầm xác nhận đã lên chức ‘mẹ bỉm’

Giang Nguyễn (Theo Công lý & xã hội)