Sản phẩm dành cho trẻ đã bị cấm bán ở nước ngoài lại là thứ được hầu hết cha mẹ Việt ưa chuộng

Sản phẩm dành cho trẻ đã bị cấm bán ở nước ngoài lại là thứ được hầu hết cha mẹ Việt ưa chuộng

xe tròn, xe tròn tập đi, lưu ý khi chăm sóc trẻ, xe tập đi, chăm sóc trẻ

Cho trẻ ngồi xe tròn tập đi là thói quen phổ biến của nhiều cha mẹ Việt. Thế nhưng, nhiều vụ tai nạn đã xảy ra liên quan đến xe tròn tập đi cho bé lại cho thấy vật dụng này chẳng những không mang lại lợi ích mà còn có thể gây hại.

Xe tập đi cho bé dạng tròn là loại xe thông dụng thường được các bố mẹ lựa chọn. Loại xe này bao gồm một bộ khung cứng đặt trên bánh xe, một tấm vải thoáng mát cho bé ngồi và khay nhựa có thể gắn đồ chơi để làm đồ giải trí cho trẻ. Xe tập đi thường được khuyến khích dùng cho trẻ em từ 5 đến 15 tháng tuổi. Tuy nhiên, vật dụng này có thật sự an toàn và tốt cho việc học đi của bé như nhiều người vẫn nghĩ?

xe tròn, xe tròn tập đi, lưu ý khi chăm sóc trẻ, xe tập đi, chăm sóc trẻ

(Ảnh minh họa)

Chuyên gia và phụ huynh ở nước ngoài đánh giá về xe tròn tập đi như thế nào?

Từ năm 2014, Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ đã phát hiện qua phân tích dữ liệu rằng từ năm 1990 – 2014, có khoảng 230.000 trẻ sơ sinh dưới 15 tháng tuổi ở Mỹ được đưa đi sơ cứu vì những tai nạn liên quan đến sử dụng xe tròn tập đi.

Vị trí bị thương của cháu bé này cũng rất nghiêm trọng, 90,6% là chấn thương vùng đầu và cổ.

xe tròn, xe tròn tập đi, lưu ý khi chăm sóc trẻ, xe tập đi, chăm sóc trẻ

Hoa Kỳ từ lâu đã khuyến cáo không nên sử dụng xe tập đi (dạng cho bé ngồi bên trong xe hình tròn), nếu có dùng thì dùng loại bé đi đằng sau đẩy tới. Còn Canada thậm chí đã cấm sử dụng xe tập đi từ 2004, tại sao vậy? (Ảnh minh họa)

Ngay từ năm 2004, Chính phủ Liên bang Canada đã ra lệnh cấm tất cả các doanh nghiệp trên toàn quốc nhập khẩu và bán xe tròn tập đi, cũng như không được quảng bá về sản phẩm này.

Vì các chuyên gia nhận thấy rằng xe tập đi chỉ có thể giúp trẻ đứng vững hơn chứ không thể giúp trẻ tập đi, khả năng vận động của trẻ khi có xe tròn tập đi sẽ dễ dàng trượt vào bất cứ nơi nào nguy hiểm ở nhà, dẫn đến tai nạn.

Hơn một thập kỷ trước, các bác sĩ chăm sóc nhi khoa của Nhật Bản cũng đã đạt được đồng thuận không ủng hộ việc cha mẹ cho con sử dụng xe tròn tập đi.

Mặc dù tại Việt Nam chưa ban hành chính thức quy định nào về xe tròn tập đi cho trẻ, nhưng nhiều cửa hàng kinh doanh và cha mẹ dường như đã dần hạn chế sử dụng sản phẩm đã từng rất phổ biến này.

Dưới đây là những nguy cơ của xe tròn tập đi mà ai cũng nên biết.

Nguy cơ chấn thương

xe tròn, xe tròn tập đi, lưu ý khi chăm sóc trẻ, xe tập đi, chăm sóc trẻ

(Ảnh minh họa)

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng xe tập đi là nơi an toàn mà mình có thể “gửi” bé vào đó trong vài phút. Tuy nhiên, trên thực tế có khoảng 10% số ca tai nạn chấn thương đầu nặng ở các bé có liên quan đến vật dụng này. Không những thế, hàng năm có rất nhiều thống kế Bệnh viện Nhi cũng tiếp nhận nhiều trường hợp bé bị ngã do xe tập đi lăn xuống bậc thềm cầu thang.

Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 90% trường hợp té ngã từ xe tập đi có thể dẫn đến chấn thương đầu ở trẻ nhỏ. Đầu trẻ nhỏ còn mềm và não vẫn còn đang phát triển, do đó bất cứ thương tích nghiêm trọng nào cũng có thể gây ra tác động lâu dài đến sức khỏe trong tương lai.

Hạn chế sự phát triển của trẻ

Xe tập đi còn hạn chế sự khám phá và phát triển về thể chất của bé. Ở giai đoạn 6 tháng trở đi, các bé biết bò, bò và sờ mó vào bất cứ món đồ nào, tìm cách với tay để lấy đồ vật, biết chơi các món đồ chơi… qua đó, bé phát triển nhận thức và cảm xúc. Nếu cho bé ngồi xe tập đi nhiều, bé sẽ không có thời gian chơi và tự mình khám phá như, mà với bé, mọi thứ quanh bé chỉ bó hẹp quanh cái xe tập đi và vài món đồ chơi gắn trên xe mà thôi. Đó là một sự thiệt thòi lớn.

Ảnh hưởng dáng đi sau này

xe tròn, xe tròn tập đi, lưu ý khi chăm sóc trẻ, xe tập đi, chăm sóc trẻ

(Ảnh minh họa)

Tư thế bé đứng trong xe tập đi không phải tư thế đứng tự nhiên của con người, cách bé di chuyển trong xe cũng hoàn toàn không tự nhiên. Khi bé đứng trong xe, bé thường nửa đứng nửa ngồi, chân cong và chỉ di chuyển bằng cách đẩy đầu mũi chân chứ không như cử động bước đi bình thường là đặt cả gót chân xuống. Nếu ở trong xe tập đi quá lâu thì bé sẽ bị biến dạng xương, gây dị tật chân vòng kiềng chữ O, chữ X và ảnh hưởng đến dáng đi sau này.

Xem thêm

  • xe tròn, xe tròn tập đi, lưu ý khi chăm sóc trẻ, xe tập đi, chăm sóc trẻ

    Tâm lý: Nói “4 câu” với con nhiều hơn sẽ khiến EQ của con ngày càng cao, điều này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả

  • xe tròn, xe tròn tập đi, lưu ý khi chăm sóc trẻ, xe tập đi, chăm sóc trẻ

    Làm thế nào để biết con đang bị bắt nạt và đây là cách ngăn chặn

  • xe tròn, xe tròn tập đi, lưu ý khi chăm sóc trẻ, xe tập đi, chăm sóc trẻ

    3 cách xử lý khi trẻ nghiện chơi điện thoại, không đánh, mắng mỏ, để trẻ ngoan ngoãn tự bỏ điện thoại xuống

  • xe tròn, xe tròn tập đi, lưu ý khi chăm sóc trẻ, xe tập đi, chăm sóc trẻ

    10 điều các mẹ cần biết trước khi sinh con thứ hai

Hạ Tú (Theo Công lý & xã hội)