Nhiều phụ huynh cho rằng nên đưa trẻ đi học sớm, trẻ sẽ phát triển được nhiều hơn, học được nhiều ở bạn bè và cô giáo. Một số phụ huynh khác lại cho rằng không nên cho trẻ đi học sớm, nên cho trẻ đi học muộn vì không đâu chăm sóc tốt bằng gia đình mình. Vậy đâu là câu trả lời?
Ngày nay, nhiều bà mẹ cảm thấy rằng chỉ cần cho trẻ đi học mẫu giáo là mình có thể thư giãn, rảnh hơn một chút, đồng thời bản thân sẽ có nhiều thời gian để kiếm tiền và lo lắng cho gia đình hơn.
Nhưng việc này có thực sự dễ dàng như vậy trong cuộc sống? Nuôi con có thực sự dễ dàng như vậy không? Chắc hẳn ai cũng hiểu rằng thời điểm cho trẻ đi học, đến một môi trường mới, hoàn toàn xa lạ không phải điều dễ dàng. Chỉ khi lựa chọn đúng thời điểm, đúng hướng thì đứa trẻ lớn lên mới có thể phát triển khỏe mạnh, có một tương lai phía trước tốt đẹp hơn.
Các bậc cha mẹ không được bất cẩn hay háo hức với việc đưa trẻ đến trường, bởi chỉ bằng cách hướng dẫn con cái từ từ, chúng mới có thể trưởng thành tốt hơn.
Một giáo viên mẫu giáo thừa nhận cô ấy sẽ không bao giờ cho con mình đi học quá sớm.
Một bà mẹ trẻ vì háo hức được tận hưởng “khoảnh khắc tự do” nên đã cho trẻ đi học lúc 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, vì trẻ còn khá nhỏ nên thường bị cảm cúm, ốm, có khi sốt nặng nên thường phải nghỉ học, không học được gì nhiều lại còn tốn thời gian chăm sóc bé.
Cô gái nghĩ rằng vì “lây chéo” trong lớp nên đến lớp để hỏi thông tin cô giáo, vì mối quan hệ đã có sẵn trước đó, cô giáo đã nói thật rằng không nên cho bé đi học quá sớm. Ở 18 tháng tuổi thì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, nên dễ bắt gặp những vi khuẩn có hại trong môi trường học tập.
Ngoài ra, trẻ bị ép đi học sớm sẽ dễ mất đi sự nhiệt tình, yêu thích trường lớp so với các bạn học muộn hơn.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ bị ép vào môi trường học từ sớm sẽ thiếu ham muốn khám phá kiến thức, dễ phát triển thói quen thiếu tập trung.
Độ tuổi nào là phù hợp nhất cho trẻ tới trường
3 tuổi, đó là độ tuổi thích hợp nhất cho bé tới trường. Độ tuổi này, phụ huynh nên cho con đi nhà trẻ, bởi giai đoạn này bé có nhu cầu được giao tiếp với bạn bè cùng tuổi và phát triển các mối quan hệ. Môi trường gia đình không còn đủ với trẻ, bé sẽ cảm thấy buồn chán nếu suốt ngày chỉ quanh quẩn bên bố mẹ, ông bà.
Lúc này, đến trường được giao tiếp thêm với bạn bè, cô giáo với các tính cách đa dạng sẽ giúp bé học nhiều điều mới. Ngoài ra, đây còn là giai đoạn quan trọng để trẻ chuẩn bị tâm lý đi học ở bậc tiểu học. Nếu không được học mầm non, trẻ có thể thiếu kỹ năng xã hội, kỹ năng quan hệ với bạn, thầy cô hay kỹ năng học tập, đặc biệt là khả năng giao tiếp.
Trong độ tuổi này, bé tiếp thu cũng như nhận thức hay khám phá những sự việc xung quanh rất nhanh nên nếu cha mẹ có điều kiện, có thể cho trẻ đi học thêm năng kiếu như: múa, hát, họa,… giúp bé tăng khả năng nhận thức của mình.
Nhưng đừng vì muốn con phát triển trí tuệ một cách nhanh nhất mà cha mẹ nhồi nhét trẻ học tập, không có thời gian vui chơi giải trí. Làm như vậy, bé sẽ cảm thấy không thoải mái, tính tự khám phá của trẻ bị hạn chế, thay vào đó là tâm trạng sợ hãi, học để đối phó, thậm chí nhiều trẻ còn cảm thấy sợ mỗi khi phải đi học,…
Xem thêm
Các bậc cha mẹ thường quên dạy con những điều này trước năm 18 tuổi
Bé thường xuyên nhìn vào điện thoại di động, 5 thực phẩm ‘cải thiện thị lực’ mà cha mẹ nên biết
Bảo Thanh khoe loạt ảnh chồng chăm con: Nhìn cách trùm khăn đội đầu cùng loạt cử chỉ lúng túng mới hài hước làm sao
Mẹ thường xuyên thay quần áo trước mặt con cái sẽ ảnh hưởng đến 3 điểm này, không nên coi thường