Loạt mẹo dưới đây có thể giúp bạn trở thành bậc cha mẹ tốt hơn khi thấu hiểu những nhu cầu, mong muốn của con trẻ.
Hãy làm những điều này nếu con dưới 1 tuổi không ngừng khóc
Nếu trẻ đã bú, tã khô nhưng con vẫn không ngừng khóc, khi đó mẹ hãy thử các kỹ thuật sau:
– Bế lắc lư nhẹ trong vòng tay mẹ.
– Cho con nghe nhạc nhẹ.
– Bế con trong tay rồi đi bộ hoặc cho con vào xe đẩy.
– Chơi tiếng ồn trắng nhịp nhàng như tiếng quạt, tiếng lò vi sóng, tiếng đồng hồ quả lắc.
Con quấy khóc, mẹ cần làm theo lời khuyên 4 bước ở trên.
Chú ý các dấu hiệu bất thường của con
Trẻ sơ sinh thì cần được bú sữa thường xuyên, khoảng 2 – 3 giờ/lần. Nhưng nếu bố mẹ để ý thấy con không chịu thức dậy để bú hoặc bú không hết phần sữa của mình thì có thể là trẻ đang bị bệnh. Ngoài ra, bố mẹ nên để mắt để cách con khóc hoặc con có ngủ/thức nhiều hơn bình thường hay không. Nếu thấy có vấn đề bất thường, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cho con ngủ chung với bố mẹ đến 3 tuổi
Một số nhà nghiên cứu cho rằng cách an toàn nhất là cho bé ngủ với mẹ. Bác sĩ nhi khoa nhận thấy trẻ có thể không an toàn khi đặt chúng vào một phòng khác. Kết quả nghiên cứu về mức độ căng thẳng của 16 trẻ sơ sinh khi ngủ trong cũi và trên ngực của mẹ cho thấy một em bé bị căng thẳng gấp 3 lần khi chúng ngủ một mình.
Theo các nhà khoa học, tốt nhất là nên để trẻ ngủ chung giường cho tới khi 3 tuổi. Đặc biệt, các bác sĩ khuyến cáo cho trẻ dưới 4 tháng tuổi ngủ riêng là rất không an toàn vì bé còn quá nhỏ và có thể gặp các vấn đề trong đêm mà không có sự hỗ trợ từ người lớn.
Đừng ép con bạn phải ăn nhiều hơn
Thay vì ép con ăn các thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây thì bố mẹ nên đặt các loại thức ăn này ngay trên bàn ăn của trẻ. Thêm vào đó, bố mẹ cũng không cần phải lo lắng về việc con ăn bao nhiêu, đã no hay chưa, vì cơ thể trẻ sẽ tự biết thế nào là đủ.
Đừng hoảng sợ nếu con bạn không muốn sử dụng bô
Việc tập cho bé ngồi bô không thể một sớm một chiều mà cần đợi đến khi trẻ sẵn sàng. Theo bác sĩ nhi Ari Brown và tác giả Denise Fields, không có độ tuổi chính xác nào để tập cho trẻ ngồi bô. Trẻ cần sẵn sàng và hứng thú với nó. Tuy nhiên thời gian trung bình là từ 2 đến 4 tuổi.
Cho trẻ tự đưa ra quyết định từ những việc nhỏ thay vì áp đặt con theo ý mình
Ngay cả một đứa trẻ mới biết đi cũng cần được dạy tính độc lập, tự quyết. Các chuyên gia nhi khoa nói rằng bắt trẻ tuân theo những gợi ý, quyết định của bố mẹ không phải là một cách dạy con đúng đắn nhất. Tốt hơn hết, không nên áp đặt ý chí, suy nghĩ của người lớn lên trẻ, dù là một đứa trẻ mới chỉ biết đi.
Giả vờ không nghe thấy tiếng la hét khi con nổi giận
Cách tốt nhất để ngăn cơn thịnh nộ của trẻ là giả vờ không thấy. Nếu con ở một nơi an toàn, mẹ chỉ cần nhìn đi chỗ khác. Ngay khi biết mình không được chú ý, bé sẽ bắt đầu ngừng la hét. Có thể không thành công nhưng mẹ có thể thử. Một số sách và đồ chơi yêu thích mẹ có thể mang theo để dỗ dành con.
Để trẻ cùng tham gia khi khám bác sĩ
Chuyên gia khuyến nghị, trẻ cần học hỏi cách thăm khám bác sĩ và cung cấp cho bác sĩ một số thông tin cá nhân. Do đó người lớn nên để trẻ cùng tham gia khi đi gặp bác sĩ. Bác sĩ Abrams cho biết khi lên 6 tuổi trẻ có thể bắt đầu trả lời những câu hỏi khi đi khám bệnh. Không nên trả lời các câu hỏi của bác sĩ thay trẻ.
Lên kế hoạch đi chơi vui vẻ sau khi đưa con đi khám nha sĩ
Với những đứa trẻ, việc khám răng, liên quan đến nha sĩ luôn là một “áp lực” khiến chúng sợ hãi. Vì thế, hãy biến việc kiểm tra sức khỏe răng miệng này thành một kỷ niệm vui vẻ.
Xem thêm
Ăn nhiều những thứ này khi mang thai, mắt thai nhi sẽ đẹp hơn, mẹ đừng bỏ lỡ nhé
Những biểu hiện này khi mang thai cho thấy rằng đã đến lúc cần bổ sung dinh dưỡng, đừng để thai nhi bị sụt cân ngay từ ‘vạch xuất phát’
Bận chăm con thứ ba, Tăng Thanh Hà vẫn tranh thủ làm điều này cho đàn chị Kim Hiền
4 loại giày này tốt nhất không nên cho trẻ em mang vì chúng sẽ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là loại giày cuối cùng