Trẻ xem tivi quá nhiều có thể gặp một số vấn đề như béo phì, tim mạch, ảnh hưởng giấc ngủ, giảm sút kết quả học tập.
Các thiết bị công nghệ hiện đại quả thật rất hữu ích, nhưng cũng là con dao hai lưỡi, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Có những em bé chỉ kêu khóc không chịu ăn uống khi không được xem điện thoại, hoặc có em thì vừa đi học về là ngồi hàng giờ trước ti vi mà không chịu rời ra… dẫn tới nhiều hệ lụy như cận thị, rối loạn đa nhân cách, hư hỏng, tự kỷ…
Nếu trẻ xem tivi quá ba tiếng mỗi ngày, bố mẹ cần có biện pháp giảm tần suất xuống, bằng những cách sau, rất nhiều trẻ đã thay đổi.
Khen thưởng
Trong kế hoạch giúp con không còn nghiện xem tivi, cần bao gồm phần thưởng. Chẳng hạn, Trẻ thực hiện đúng thời gian xem tivi mà cha mẹ quy định, hoặc Trẻ tích cực tham gia các hoạt động thể thao, các trò chơi tập thể…
Cha mẹ có thể tặng con những công cụ phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu của trẻ, hoặc là các buổi đi chơi cùng gia đình, ăn kem…
Cho trẻ quyết định thời gian xem tivi
Thay vì chỉ tạo lịch xem tivi cho trẻ, bố mẹ hãy tạo lịch cho cả gia đình và cho trẻ tham gia chọn khung giờ xem yêu thích. Điều này giúp trẻ cảm thấy mình có tiếng nói hơn. Bố mẹ hãy cho trẻ được xem thoải mái trong thời gian mà chúng chọn lựa và đừng làm phiền hay yêu cầu chúng dừng lại vì bất kỳ lý do gì.
Ví dụ, nếu trẻ được phép xem hoạt hình lúc 2-3h chiều thì hãy để trẻ xem và đừng bắt học tập, làm việc nhà vào khung giờ này. Bố mẹ có thể chờ đến khi thời gian tivi kết thúc thì yêu cầu con làm sau.
Dành thời gian cho con
Tivi trở thành bạn hay “người trông trẻ” giúp mẹ vì cha mẹ quá bận rộn. Cách giải quyết tốt nhất là mỗi tuần, hai vợ chồng nên dành ra một buổi cuối tuần và một tối giữa tuần tổ chức trò chơi cho các thành viên trong gia đình.
Những trò chơi gia đình sẽ đem lại cho con những trải nghiệm thú vị, giúp con gắn kết gia đình và dần dần quên tivi. Bạn có thể chơi cùng con một số trò chơi truyền thống như: ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây… hay những trò chơi hiện đại như cá ngựa, nặn đất sét, xé giấy, dán giấy…
Xem thêm
Lê Khánh kể chuyện ‘vượt cạn’ giữa mùa dịch và chăm con hoàn toàn bằng sữa mẹ
4 vết bớt thường gặp trên trẻ sơ sinh, vết thứ 3 rất nghiêm trọng, hãy mang trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt
Chuyên gia tâm lý: Nuôi con tốt là do mẹ đã làm được 4 điều quan trọng
Chụp ảnh con trước khi đến chỗ đông người và loạt mẹo bảo vệ trẻ mà phụ huynh nào cũng nên biết