Loãng xương và các bệnh lý xương khớp đang trẻ hóa, không còn là ‘bệnh của người già’

Loãng xương và các bệnh lý xương khớp đang trẻ hóa, không còn là ‘bệnh của người già’

Theo ước tính, số người mắc bệnh loãng xương ở Việt Nam hiện tại có khoảng 3,2 triệu người, trong đó có hơn 2,4 triệu phụ nữ mắc bệnh loãng xương, có trên 190.000 trường hợp gãy xương do loãng xương, 29.000 trường hợp gãy xương hông và số phụ nữ trên 50 tuổi bị gãy lún đốt sống chiếm khoảng 23%.

Đặc biệt số người loãng xương ở nước ta có xu hướng ngày càng tăng và ngày càng có nhiều phụ nữ được phát hiện loãng xương trong độ tuổi còn khá trẻ. Dự báo ở nước ta sẽ có khoảng hơn 4,5 triệu người bị loãng xương vào năm 2030, trong đó nữ giới chiếm 70 – 80%.

Vì sao loãng xương và các bệnh lý xương khớp ngày càng trẻ hóa?

Ngoài nguyên nhân gồm bệnh lý nội tiết, viêm khớp dạng thấp, hội chứng kém hấp thu, suy thận, những bệnh mãn tính về khớp hoặc bệnh tự miễn như lupus, sử dụng các loại thuốc như corticoid, thuốc chống co giật,… làm tăng nguy cơ gây bệnh, thì nhiều người trẻ ngày nay ít có điều kiện vận động hơn, nhất là với những người làm việc văn phòng, họ cũng sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… nhiều hơn. Chế độ ăn kiêng, che chắn quá kỹ mỗi khi ra ngoài nên da không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dẫn đến thiếu vitamin D trầm trọng.

Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, loãng xương, điều trị bệnh loãng xương

Tất cả yếu tố này làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, trao đổi chất của cơ thể, gây mất cân bằng giữa quá trình tạo xương, hủy xương và dẫn đến loãng xương.

Theo các chuyên gia, loãng xương và các bệnh lý về xương và khớp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ở người trẻ đang trong độ tuổi lao động lại càng ảnh hưởng lớn đến công việc và sự nghiệp.

Loãng xương khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi, dẫn đến gãy xương, tăng nguy cơ tàn phế, tử vong, ảnh hưởng đến năng suất làm việc, chất lượng cuộc sống của người bệnh, gia đình và xã hội.

Tuổi nào cần ngừa loãng xương:

Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, loãng xương, điều trị bệnh loãng xương

Loãng xương để lại hậu quả nặng nề như tàn phế nên cần phòng ngừa sớm, ảnh: Internet

Phòng ngừa loãng xương cần thực hiện trong suốt cả cuộc đời, bắt đầu từ khi còn nhỏ, trước tuổi dậy thì. Đa phần trường hợp gãy xương bệnh lý là do tình trạng loãng xương gây ra, biến cố gãy xương do loãng xương nguy hiểm tương tự như biến cố đột quỵ do tăng huyết áp và biến cố nhồi máu cơ tim do bệnh thiếu máu cơ tim. Ba bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, tàn phế, giảm chất lượng cuộc sống, tăng gánh nặng xã hội. Chính vì thế các chuyên gia về xương khớp khuyến cáo: “Phòng ngừa loãng xương là cách tốt nhất để không bị gãy xương”.

Cần khám và điều trị các bệnh xương khớp ngay khi có triệu chứng nhẹ!

Các chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo mọi người nếu thấy có bất kỳ triệu chứng gì của bệnh xương khớp từ nhẹ đến nặng, chẳng hạn như: ê ẩm các khớp khi vận động hoặc sau khi ngủ dậy, ngồi quá lâu, nghe thấy âm thanh lạ phát ra từ các khớp khi vận động nhưng lại không có hiện tượng đau nhức… nên đi khám chuyên khoa ngay. Bởi đó có thể là những dấu hiệu ban đầu của các bệnh về xương và khớp.

Thuốc điều trị loãng xương

• Thuốc bổ sung canxi và Vitamin D nếu chế độ ăn không đủ.

• Thuốc chống hủy xương: nhóm bisphosphonate (alendronate, risedronate,…) là lựa chọn đầu tiên trong dự phòng và điều trị loãng xương hiện nay.

• Raloxifen: chỉ định dự phòng và điều trị loãng xương cho phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ ung thư vú. Raloxifen còn là liệu pháp thay thế khi bệnh nhân không dung nạp với bisphosphonate.

• Calcitonin chiết xuất từ cá hồi.

• Liệu pháp thuốc giống hormone chỉ định cho phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao hoặc loãng xương sau mãn kinh.

• Thuốc có tác dụng kép: strontium ranelate, vừa có tác dụng tăng tạo xương, vừa ức chế hủy xương. Thuốc được dùng cho bệnh nhân có chống chỉ định hoặc không dung nạp nhóm bisphosphonates.

• Các nhóm thuốc khác có thể phối hợp trong những trường hợp cần thiết: thuốc tăng quá trình đồng hóa (deca durabolin và durabolin).

Bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị bệnh xương khớp cần phải có liệu trình cụ thể và chi tiết do bác sĩ chỉ định, không nên tự ý mua thuốc về dùng.

Làm thế nào để phòng ngừa sớm và giảm gánh nặng loãng xương cho bản thân và người thân:

• Cung cấp đầy đủ calci, vitamin D và các dưỡng chất cần thiết chung cho cơ thể trong suốt cuộc đời, theo nhu cầu của từng lứa tuổi và tình trạng cơ thể.

• Duy trì chế độ vận động thường xuyên giúp dự trữ calci cho xương, tăng sự khéo léo, sức mạnh cơ, sự cân bằng để giảm khả năng té ngã và gẫy xương.

• Hạn chế một số thói quen: hút thuốc lá, uống nhiều rượu, nhiều cà phê, ít vận động…

Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, loãng xương, điều trị bệnh loãng xương

Ảnh: ADCREW

Truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe về các bệnh cơ xương khớp thường gặp nằm trong chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, là chương trình phòng, chống các bệnh không lây nhiễm thường gặp, do Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế và công ty Davipharm phối hợp thực hiện, nhằm góp phần cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người Việt Nam.

Phòng, chống BKLN hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải y tế, cải thiện sức khỏe cho người Việt Nam đặc biệt trong đại dịch toàn cầu Covid-19. Đây là mục tiêu đầy tính nhân văn của chương trình Chăm sóc sức khỏe Việt, thông qua chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, Davipharm (thành viên của tập đoàn Adamed), là công ty trong nước tiên phong với cam kết đồng hành dài hạn cùng Cục Y Tế Dự Phòng, Bộ Y tế, chung tay giảm gánh nặng các BKLN và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. Kết nối với chương trình qua Fanpage Chăm sóc sức khỏe Việt để có những thông tin hữu ích, giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Nguồn tham khảo: Báo sức khỏe và đời sống

Xem thêm

  • Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, loãng xương, điều trị bệnh loãng xương

    3 loại thực phẩm khiến quá trình mất collagen ở nữ giới bị đẩy nhanh hơn. Uống 2 ly nước và làm 3 điều sau để khôi phục sự tự tin cho bản thân

  • Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, loãng xương, điều trị bệnh loãng xương

    Phụ nữ dậy sớm đi vệ sinh, nếu không có “ba biểu hiện” này thì xin chúc mừng, bạn đang có sức khỏe dồi dào

  • Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, loãng xương, điều trị bệnh loãng xương

    Những người có ‘tuổi thọ ngắn hơn’ thường có 5 đặc điểm rõ ràng. Nếu bạn không có, xin chúc mừng

  • Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, loãng xương, điều trị bệnh loãng xương

    Rối loạn hoảng sợ: làm thế nào để vượt qua?

HX (Theo Công lý & xã hội)