Sinh hoạt lành mạnh trong cuộc sống hàng ngày sẽ giúp ích trong việc giảm ốm vặt.
Thời tiết chuyển lạnh thường khiến cơ thể dễ bị ốm đau vặt, nhất là đối với người trung niên và cao tuổi. Theo các bác sĩ, nếu bạn nhớ “3 làm thường xuyên, 3 ăn ít, 3 không làm” sau đây sẽ góp phần khiến cơ thể mạnh khỏe hơn.
“3 làm thường xuyên”
Ngâm chân thường xuyên
Ngâm chân mỗi tối sẽ thúc đẩy thận khí tốt, giúp đả thông kinh mạch và hiệu quả sức khỏe sẽ cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, trước khi ngâm cần biết những điểm sau:
– Nhiệt độ nước phải ở mức vừa phải khoảng 40 độ C.
– Thời gian cần thích hợp, không nên ngâm lâu, chỉ nên kiểm soát trong vòng 30 phút. Bạn có thể ngâm chân lúc 9 giờ tối.
– Không nên thêm các nguyên liệu một cách ngẫu nhiên, một số người sẽ cho tỏi hoặc thuốc bắc vào nước vì nghĩ rằng nó có thể chữa được một số bệnh. Nhưng các bác sĩ cho rằng, điều đó có thể gây phản tác dụng.
Thường uống trà
Uống trà một cách hợp lý và đúng cách rất tốt cho sức khỏe. Mùa thu đông tương đối khô, uống trà thường xuyên sẽ giúp giải cảm, bồi bổ phổi. Có thể pha trà quất để bổ sung nước, thanh nhiệt, cải thiện phổi. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống một ít trà bồ công anh tốt cho gan, trà đen tốt cho tim mạch, một ít trà ngô tơ tốt cho thận…
Cười thường xuyên
Cười thường xuyên được cho là cách giữ gìn sức khỏe dồi dào trong mùa thu đông. Vì vậy, đừng đển bản thân bị buồn phiền, tình cảm bị ảnh hưởng, cần chú ý điều chỉnh, giữ gìn một tâm trạng tốt mỗi ngày và cười thường xuyên nhé.
“3 ăn ít hơn”
Ăn ít dầu mỡ: Nhiều người khi thấy trời trở lạnh thì hay ăn đồ chiên rán, dầu mỡ. Nhưng điều này sẽ gây áp lực cho hệ thống tiêu hóa. Bác sĩ khuyên rằng, cần có chế độ ăn hợp lý, ít dầu mỡ bởi ăn nhiều sẽ ảnh hưởng dạ dày trầm trọng.
Ăn ít dưa hấu: Dưa hấu có tính lạnh nên dễ gây tổn thương tỳ vị và dạ dày trong ngày thu đông nếu ăn nhiều. Điều này không có nghĩa là bạn không được ăn dưa hấu vào thời gian này mà lời khuyên là nên ăn ít những đồ ăn có tính lạnh như vậy.
Ăn ít thức ăn có tính nóng: Hạt tiêu và các gia vị khác có tính nóng không nên ăn quá nhiều sẽ gây kích ứng, àm trầm trọng thêm tình trạng hanh khô mùa thu đông. Bạn có thể thường xuyên ăn củ sen, cà tím và các loại thực phẩm mát khác để giúp dưỡng âm, giảm bớt khô hanh.
“3 Không“
Không mặc hở hang: Có một số người ăn mặc theo kiểu “thời trang hơn thời tiết” kể cả trời lạnh. Điều này sẽ khiến cơ thể dễ dàng cảm lạnh và giảm sức đề kháng. Lời khuyên là bạn nên bổ sung thêm quần áo nếu cảm thấy lạnh.
Không tắm nước lạnh: Thời tiết trở lạnh, bạn tuyệt đối không được tắm nước lạnh, đặc biệt kiêng kỵ gội đầu nước lạnh. Sử dụng nước ấm và lau khô người, lau khô đầu sau khi tắm gội xong.
Không nên thức khuya: Dù ở thời gian nào bạn cũng phải sinh hoạt đều đặn, không nên thức khuya sẽ dễ làm cơ thể cạn kiệt năng lượng. Bạn nên ngủ trước 11 giờ mỗi đêm, đồng thời chú ý giữ ấm và đắp chăn bông khi trời lạnh.
Xem thêm
Đau bụng nôn mửa và tiêu chảy? Làm thế nào để giảm các triệu chứng sau khi ngộ độc thực phẩm
Tuổi nào là tốt nhất để gửi một em bé đi học mẫu giáo? Giáo viên mẫu giáo lớn tuổi nói sự thật, bố mẹ đột nhiên được khai sáng
Cách chăm sóc da khi mang thai? Dạy bạn trở thành một người mẹ tương lai xinh đẹp
Tập thể dục thường xuyên não sẽ trẻ mãi không già, 5 gợi ý giúp não bộ thông minh hơn