‘Đời tư’ của phụ nữ trung niên bị phanh phui: cuộc hôn nhân dù tốt đẹp đến đâu cũng sẽ thua thiệt về vấn đề này

‘Đời tư’ của phụ nữ trung niên bị phanh phui: cuộc hôn nhân dù tốt đẹp đến đâu cũng sẽ thua thiệt về vấn đề này

tâm sự gia đình, cuộc sống gia đình, tình yêu

Cuộc sống vợ chồng thì lúc nào chẳng có xích mích, tranh cãi. Điều đáng nói ở đây là chúng ta tìm ra nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột ấy để có biện pháp xử lý hợp tình, hài lòng cả đôi bên.

Chồng tôi năm nay 41 tuổi, sống nội tâm, ít nói, thích xem phim và nuôi động vật, từng làm trong cơ quan nhà nước, hiện nay đang tiếp quản công ty gia đình. Tôi năm nay 39 tuổi làm việc trong một công ty công nghệ, nói thật rằng tôi có tâm hồn khá “mong manh, dễ tổn thương”, trong lòng lúc nào cũng cảm thấy thiếu an toàn, lúc rảnh rỗi hay nghĩ ngợi, đặc biệt tôi luôn chủ động “theo dõi” hoạt động của chồng và muốn biết anh ấy làm gì, ở đâu, với ai.

tâm sự gia đình, cuộc sống gia đình, tình yêu

(Ảnh minh họa)

Chúng tôi đã kết hôn được 16 năm, hai vợ chồng tôi hiện nay không hạnh phúc, anh luôn cho rằng tôi “quản thúc” anh, nhưng anh không hiểu rằng tất cả chỉ vì tôi yêu anh ấy. Khi anh ấy về nhà muộn, tôi thường gọi điện hỏi thăm tình hình, thỉnh thoảng tôi cũng kiểm tra tài khoản ngân hàng, nhưng vô tình điều này lại khiến anh ấy chán ghét, khó chịu, ngày càng thờ ơ với tôi.

Tôi cũng cảm thấy mình đã làm sai điều gì đó, không nên lúc nào cũng nghi ngờ, thiếu an tâm quá nhiều về anh ấy, tôi cũng đã suy nghĩ nhiều, tự trách mình về tình hình hiện tại của gia đình. Gần đây, tôi cũng đã chăm chỉ sửa sai, tôi thường nấu cơm ngon cho anh ấy mang lên công ty, nhưng anh ấy vẫn không hài lòng và ít nói chuyện với tôi.

Một đêm khi tôi đang chuẩn bị ngủ, anh ấy biết tôi đang đợi nhưng vẫn nói chuyện với một đồng nghiệp nữ, cuối cùng còn nói lời chúc ngủ ngon với nhau, tôi phát hiện và hai bên đã xảy ra cãi vã. Anh ấy xóa tin nhắn, bảo tôi ghen tuông vô cớ và sang phòng bên ngủ. Chúng tôi đã ngủ riêng được vài tháng và anh ấy không muốn nói chuyện với tôi.

Tôi giờ đang rất bế tắc với hoàn cảnh của mình, tôi phải làm sao?

Nhà tâm lý học:

Theo quan điểm chuyên môn về tình cảm gia đình, mối quan hệ hôn nhân tan vỡ liên quan mật thiết đến cách hòa hoãn của hai bạn. Bạn nói rằng: “Trong lòng bạn bất an, lúc rảnh rỗi lại nghĩ lung tung, luôn để ý động tĩnh của chồng, muốn biết anh ấy đang ở đâu, với ai”. Rất không may, khả năng đồng cảm của chồng bạn có hạn, anh ấy không thể hiểu bạn và không xoa dịu được cảm xúc của bạn, thay vào đó, anh ấy quen đối mặt với sự lo lắng của bạn bằng sự lảng tránh và thờ ơ.

tâm sự gia đình, cuộc sống gia đình, tình yêu

(Ảnh minh họa)

Sự nhạy cảm và lo lắng của bạn có thể liên quan đến sự thấu hiểu, kinh nghiệm sống của bạn. Ví dụ, khi còn nhỏ, phản ứng của cha mẹ bạn có thể ảnh hưởng tới suy nghĩ của bạn về cuộc sống gia đình, bạn sợ bị bỏ rơi. Hoặc trong quá trình trưởng thành, bạn gặp phải một số bước lùi trong quan hệ tình cảm và giữa các cá nhân, vì vận bạn sẽ rất lo lắng và tức giận trong quá trình hòa hợp với người bạn đời trong cuộc hôn nhân sau này.

Tôi đã gặp nhiều trường hợp tương tự như của bạn. Nói một cách dễ hiểu: Những người vợ hay lo lắng rằng đối phương không yêu mình đủ, vì vậy họ luôn yêu cầu được yêu thương, quan tâm, chăm sóc. Nhưng chồng lảng tránh điều đó không phải anh ấy làm gì sai, có lỗi với bạn mà anh ấy rất sợ xảy ra mâu thuẫn, cãi vã với bạn. Do đó, hai người sẽ gặp khủng hoảng tình cảm và không thể giải quyết được.

Vậy khi gặp trường hợp này trong hôn nhân chúng ta nên làm gì?

Đầu tiên, giao tiếp hiệu quả

Những người lo lắng không chỉ không thể kiểm soát cảm xúc của họ mà còn không thể giao tiếp hiệu quả. Giao tiếp hiệu quả đòi hỏi phải thể hiện đúng cảm xúc của họ. Bạn có thể đặt ra nguyên tắc khi cảm xúc của đôi bên đã tương đối ổn định, dù có giận dỗi đến đâu thì mọi người cũng phải thể hiện đúng cảm xúc của mình.

Ví dụ: Hôm nay em rất buồn, em cảm thấy chưa được anh tôn trọng, nếu lần sau anh có việc đột xuất thì hãy báo trước cho em.

Thứ hai, cải thiện cảm xúc có kể hoạch

tâm sự gia đình, cuộc sống gia đình, tình yêu

Nhiều người dùng phương biện pháp né tránh tất cả bởi họ sợ nhất đối mặt với sự lo lắng, cảm xúc không thể kiểm soát của đối phương, vì vậy cảm xúc của cả hai nên được cải thiện một cách có kế hoạch.

Cách nhiều người kiểm soát cảm xúc của mình là kiên nhẫn, nhưng khi lòng kiên nhẫn tích tụ đến một mức nhất định, nó sẽ bộc phát đột ngột, điều này thực rất tệ.

Hôn hôn trong hoàn cảnh này đòi hỏi cả hai người phải thay đổi, điều chỉnh cảm xúc, cách giao tiếp, hình thành một thói quen tốt trong cuộc sống gia đình để cả hai có thể hòa hợp, trưởng thành hơn trong mối quan hệ, chỉ có vậy cuộc sống hôn nhân mới được hạnh phúc.

Xem thêm

  • tâm sự gia đình, cuộc sống gia đình, tình yêu

    Vợ cũ Hoàng Anh xúc động nhắn con gái: ‘Mẹ xin lỗi vì không thể mang đến cho Nu một gia đình đầy đủ’

  • tâm sự gia đình, cuộc sống gia đình, tình yêu

    Đào Bá Lộc khoe ảnh gia đình, được khen đẹp vượt trội hơn cả mẹ và em: ‘Nhà toàn Hoa hậu, Hoa khôi’

  • tâm sự gia đình, cuộc sống gia đình, tình yêu

    Không về ăn Tết, tôi biếu nhà ngoại 1 triệu mà bố vợ cũng thái độ, năm sau một xu cũng đừng hòng

  • tâm sự gia đình, cuộc sống gia đình, tình yêu

    Anh trai đưa bạn gái về giới thiệu, vừa gặp mặt bố tôi lên cơn đau tim phải nhập viện cấp cứu

Thu Hiền (Theo Công lý & xã hội)