Từ xa xưa, chiều cao đã là một trong những “thước đo” để đánh giá một người đàn ông nam tính, lịch lãm. Ngày nay, vấn đề này càng được mọi người quan tâm, vì vậy các bậc cha mẹ có con trai trong gia đình đều mong con mình lớn lên sẽ cao lớn và trở thành những “người đàn ông” thực thụ.
Thật không may, chiều cao của con trai bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như yếu tố di truyền, yếu tố môi trường và địa lý, chế độ ăn ngủ, nghỉ ngơi…
Có một đôi vợ chồng trẻ đặt nhiều kỳ vọng vào cậu con trai của mình, hy vọng rằng con trai mình sẽ cao lớn hơn bạn bè đồng trang lứa. Bố mẹ trẻ thường rỉ tai con trai rằng: “Con phải chăm chỉ đi ngủ sớm, tập thể dục, ăn uống nhiều hơn, thế này con mới cao lớn được”. Nhưng cậu bé thì lại luôn tỏ ra khó chịu vì điều này, thường phàn nàn với bố mẹ mỗi khi nhận được sự khuyên bảo nào đó.
Chiều cao của con trai bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố (Ảnh minh họa)
Cuối cùng, dù bố cao 1m70, mẹ cao 1m65 nhưng cậu con trai 11 tuổi mới cao được 1m30, quá thấp so với tiêu chuẩn, điều này khiến cha mẹ cậu bé rất tức giận. Suy cho cùng, chiều cao của trẻ không chỉ bị ảnh hưởng bởi gen mà còn do các yếu tố bên ngoài tác động.
(Ảnh minh họa)
Cậu con trai này rất thích thức khuya và thường dành phần lớn thời gian để nghịch điện thoại. Trong vấn đề dinh dưỡng, cậu bé cũng rất kén ăn, thường bỏ ăn, ăn không ngon miệng.
Như vậy đã có thể kết luận rằng, trong cuộc sống, có rất nhiều yếu tốt ảnh hưởng đến chiều cao của đứa trẻ, nếu nắm bắt được những điểm này thì bạn hoàn toàn có thể cải thiện chiều cao của con em mình.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của bé trai chủ yếu ở 3 khía cạnh sau:
Yếu tố di truyền
(Ảnh minh họa)
Vấn đề di truyền là một vấn đề lớn, chúng ta phải thừa nhận rằng cha mẹ có chiều cao lý tưởng thường dễ nuôi con cao hơn. Chiều cao của bố mẹ có ảnh hưởng khá lớn đến chiều cao của trẻ, ngay từ khi trẻ còn là một bào thai nhỏ.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 75% -92% chiều cao của trẻ em trai là do di truyền; chiều cao của trẻ em gái là 85% -92% là do di truyền của cha mẹ. Có thể thấy, gen di truyền của bố mẹ đóng vai trò then chốt và tác động không nhỏ đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Tuy đây không phải là yếu tố duy nhất nhưng lại là nguyên nhân bên trong quan trọng dẫn đến chiều cao thấp bé của trẻ.
Ngoài ra, theo nghiên cứu thì chiều cao của con trai thường ở độ tuổi 20 trở đi về cơ bản không còn phát triển nữa. Vì vậy, trước khi con trai 20 tuổi, cha mẹ hãy chăm lo đến chiều cao của trẻ, giảm tác động xấu của các yếu tố bên ngoài đến tăng trưởng chiều cao.
Thói quen ngủ
(Ảnh minh họa)
Chiều cao của trẻ không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong mà còn do các yếu tố bên ngoài tác động. Nó không thể tách rời nhiều khía cạnh từ môi trường địa lý và thói quen ngủ của trẻ.
Nội tiết tố thúc đẩy tăng trưởng chiều cao của cơ thể phần lớn tiết ra sau 10h tối, nếu trẻ thức khuya thì sẽ “bỏ lỡ” những thời điểm quan trọng trong việc phát triển chiều cao. Hơn nữa, trẻ thường phải dậy đi học sớm vào sáng hôm sau, việc thức khuya khiến đứa trẻ luôn căng thẳng và hồi hộp.
Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển của trẻ và cản trở quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ. Vì vậy, hãy hình thành cho trẻ thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm, ngủ đủ giấc trước 10h hàng đêm sẽ có lợi cho trẻ cao lớn hơn.
Chế độ ăn uống bổ dưỡng
Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là cơ sở cốt lõi để một đứa trẻ có thể phát triển toàn diện nhất, nó cũng là một trong những cách hiệu quả nhất để thúc đẩy trẻ cao lớn hơn, là chìa khóa để cải hiện chiều cao của trẻ.
(Ảnh minh họa)
Trong giai đoạn phát triển chiều cao quan trọng của trẻ, nếu được hấp thụ đủ các vitamin và khoáng chất như canxi, kẽm và các chất dinh dưỡng khác, trẻ sẽ tự nhiên nhận được các chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của xương, giúp xương trẻ phát triển, dày lên và cao lớn hơn.
Một số con trai đã ngoài 20 tuổi và chiều cao gần như đã không phát triển nữa, lúc này bố mẹ dù muốn giúp con cải thiện chiều cao cũng khó có thể cải thiện chiều cao của con mình. Suy cho cùng, một khi bạn bỏ lỡ thời điểm quan trọng để tăng chiều cao thì việc giúp con bạn cao lớn hơn khi ngoài 20 tuổi sẽ càng khó khăn hơn.
Từ 3 khía cạnh trên chúng ta có thể thấy yếu tố di truyền là không thể thay đổi, vì vậy, chế độ dinh dưỡng và thói quen ngủ nghỉ đòi hỏi cha mẹ phải thường xuyên giám sát con cái, giúp đứa trẻ được phát triển toàn diện, sở hữu chiều cao lý tưởng nhất sau này.
Xem thêm
Hòa Minzy tiết lộ chiều cao thật khác xa với loạt ảnh mọi ngày
Cô là người mẫu 9X Ấn Độ với chiều cao 1m68 cùng thân hình đầy đặn, càng làm tăng thêm vẻ quyến rũ, được ví ‘cạnh tranh’ với Kim Kardashian
Đây là lý do tại sao Song Hye Kyo dù sở hữu chiều cao khiêm tốn lại có tuổi mà vẫn ‘cả gan’ cặp kè trai trẻ hết lần này đến lần khác
Món tôm cuộn bơ thơm ngon, dễ ăn, đặc biệt giúp trẻ em tăng trưởng chiều cao hiệu quả