Quan sát khoang miệng thấy những vết, mảng hơi đỏ hoặc trắng ở niêm mạc miệng, chảy máu ở khoang miệng, há miệng bị hạn chế… có thể là dấu hiệu của ung thư khoang miệng.
Tiểu Tống, 6 tuổi (người Trung Quốc) là một cậu bé dễ thương và hoạt bát. Một ngày nọ, khi đi học về, cậu bé liên tục la hét rằng bị đau trong miệng. Mẹ nhìn Tiểu Tống và phát hiện có cái gì đó giống như mụn nước trong miệng của con. Nghĩ rằng chỉ là việc lở loét thông thường nên đã mua thuốc về để bôi cho bé. Sau hai ngày, cháu không những không đỡ mà một số mụn nước đã mưng mủ, đau nhức đến mức không ăn được gì. Bố mẹ cảm thấy nghiêm trọng nên đã đưa cậu bé đến bệnh viện để kiểm tra.
(Ảnh minh họa)
Không ngờ rằng sau khi kiểm tra,các bác sĩ đã thông báo rằng cậu bé bị ung thư miệng và phải cắt bỏ một phần mô miệng và lưỡi. Cha mẹ cậu bé vô cùng choáng váng, sững sờ khi nghe tin này từ bác sĩ, không bao giờ nghĩ rằng một câu bé mới 6 tuổi lại có thể mắc bệnh ung thư.
Sau khi tìm hiểu, các bác sĩ đã nói rằng căn bệnh này liên quan đến thói quen ăn uống của trẻ. Cha của Tiểu Tống là tài xế, thường xuyên phải chạy xe đêm nên đã tìm một thứ gì đó tỉnh táo để duy trì tinh thần sảng khoái khi chạy xe. Ông đã chọn cách nhai trầu và nó đã trở thành thói quen mỗi ngày. Ông sẽ cảm thấy rất khó chịu nếu không nhai vài miếng mỗi ngày. Quả thật nhai trầu mang lại cảm giác sảng khoái, tốt cho sức khỏe và răng miệng. Nên khi con mình tò mò, ông cũng cho cậu bé nếm thử vì nghĩ rằng dù sao nó cũng tốt cho răng miệng, hơn nữa nhiều người cũng đã ăn và chưa thấy ai cảnh báo gì về việc này. Không ngờ chỉ vì một vài lần thử, cậu bé lại nghiện món ăn này, ngày nào cũng đòi bố cho nhai một chút.
(Ảnh minh họa)
Không ngờ rằng chỉ vì một suy nghĩ bất cẩn của ông lại khiến cậu bé phải gặp vấn đề về sức khỏe như vậy. Bác sĩ cho rằng món trầu này không hề bổ dưỡng, nó có thể tăng cảm giác sảng khoái, tỉnh táo nhưng không hề tốt cho sức khỏe, đặc biệt trong trầu còn có vôi sống. Hơn nữa, các sản phẩm trên thị trường đã qua chế biến, thêm phụ gia để kích thích khoang miệng, dễ gây ra các bệnh lý về khoang miệng, nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây ung thư miệng.
Phân tích đã chỉ ra rằng, trong lá trầu có chứa arecoline là chất gây ung thư. Bên cạnh đó, các chất xơ thô ráp của cau sẽ cọ xát làm tổn thương niêm mạc miệng. Theo thời gian có thể dẫn đến u ác tính ở miệng. Vôi trong món ăn này càng thúc đẩy nhanh quá trình ung thư hóa của tế bào. (Ảnh minh họa)
Việc ăn trầu qua chế biến thường xuyên sẽ khiến kích thích niêm mạc miệng, gây ra viêm loát miệng. Ở người lớn, cơ chế đề kháng của cơ thể đã phát triển tốt và sẽ khó phát triển thành ung thư hơn. Tuy nhiên, đối với trẻ em, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn kém, ăn quá nhiều trầu sẽ dễ gây kích ứng miệng, gây tổn thương và hình thành ung thư.
Ung thư miệng khó phát hiện sớm
(Ảnh minh họa)
Ung thư miệng là bệnh ác tính có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lợi, lưỡi, môi, má, vòm việng, sàn miệng. Do triệu chứng bệnh khá giống với các bệnh lý viêm nhiễm tại miệng, nên người bệnh thường đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, do đó việc điều trị trở nên khó khăn, tốn kém mà hiệu quả không cao.
Để có thể phát hiện sớm bệnh, mỗi người nên quan sát khoang miệng qua soi sương mỗi khi đánh răng hàng ngày. Khi thấy những vết, mảng hơi đỏ hoặc trắng ở niêm mạc miệng, vết thương ở khoang miệng khó liền, chảy máu ở khoang miệng, vết loét hoặc những nốt sùi, há miệng bị hạn chế, sờ thấy u cục bất thường ở vùng đầu cổ cần đến bác sĩ chuyên khoa khám.
Xem thêm
Tình trạng sức khỏe của nghệ sĩ Hoàng Lan hiện tại: Diễn biến ngày càng tệ, phải thuê nhà khác để ở
60 công ty thuộc chương trình K-Quarantine tiếp cận thị trường Việt Nam
Một miếng tương đương với việc uống hết 10 ly rượu! Không muốn xương bị ăn mòn và ‘thối rữa’, hãy ăn càng ít càng tốt món ‘1 đen và 1 xanh’ này
Tình hình sức khỏe hiện tại của ca sĩ Kim Anh sau khi bị đột quỵ