Bé 6 – 8 tháng bước vào giai đoạn ‘khủng hoảng ngủ’, muốn bé ngủ ngon bố mẹ hãy thực hiện 3 điều chỉnh

Bé 6 – 8 tháng bước vào giai đoạn ‘khủng hoảng ngủ’, muốn bé ngủ ngon bố mẹ hãy thực hiện 3 điều chỉnh

Sau khi chào đời, giấc ngủ của trẻ sơ sinh là một trong những yếu tốt vô cùng quan trọng để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, để trẻ ngủ ngon, đúng cách thì không phải cha mẹ nào cũng biết. Đặc biệt vào thời gian 6 – 8 tháng tuổi thì đây được gọi là giai đoạn “khủng hoảng ngủ”.

6 tháng là “bước ngoặt” cho sự phát triển của trẻ, chế độ ăn không còn là sữa mẹ hay sữa công thức nữa mà bạn cần bắt đầu cho bé ăn dặm. Nhiều bé còn gặp phải tình trạng khó chịu khi mọc răng, có thể gắt gỏng, luôn rên rỉ, quấy khóc, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé. Một số em bé cũng sẽ có cảm xúc lo lắng chia ly, chỉ cần không được nhìn thấy mẹ sau khi ngủ, chúng sẽ khóc và rất bám mẹ.

chăm sóc trẻ nhỏ, khủng hoảng ngủ, lưu ý khi bé ngủ

6 tháng là giai đoạn nhạy cảm của giấc ngủ, bé dễ bị rối loạn trong hoạt động hàng ngày và nghỉ ngơi, các mẹ cần lưu ý (Ảnh minh họa)

Bé 6 tháng tuổi sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến giấc ngủ do đặc điểm phát triển tâm sinh lý, các mẹ mới làm quen rất dễ cảm thấy đau đầu, nguyên nhân chủ yếu là do bé đã bắt đầu bước vào giai đoạn nhạy cảm với giấc ngủ.

Muốn trẻ ngủ ngon, ở giai đoạn chuyển tiếp từ 6-8 tháng, cần có những liên kết chuyển tiếp trong các chi tiết chăm sóc trẻ hàng ngày, điều này không chỉ có thể xoa dịu tâm trạng không tốt của bé mà còn giúp bé phát triển giấc ngủ ngon. Dưới đây là 3 điều chỉnh quan trọng để trẻ có giấc ngủ ngon:

Điều chỉnh 1: Tạo những thói quen trước khi đi ngủ

Trẻ sơ sinh chưa có khả năng tự đi vào giấc ngủ, đến 6 tháng tuổi thì trẻ sẽ bắt đầu hình thành khả năng tự ngủ nhưng chưa hoàn toàn nắm bắt được, cha mẹ cần tạo cho bé một thói quen để bé thực hành.

chăm sóc trẻ nhỏ, khủng hoảng ngủ, lưu ý khi bé ngủ

(Ảnh minh họa)

Khi con được 6 tháng tuổi, trước khi đi ngủ mẹ nên tạo một quy trình cố định hàng ngày ví dụ như: cho con bú trước – sau đó tắm rửa – nằm trên giường với con và kể chuyện – đợi con ngủ.

Thỉnh thoảng có thể ngân nga vài câu, đồng thời vỗ về để trẻ thấy rằng mẹ đang ở cạnh bé mọi lúc, mọi nơi. Có thể trong một vài ngày trẻ chưa thể tự ngủ được, nhưng nếu cố gắng kiên trì khoảng 1 tuần thì chắc chắn hiệu quả sẽ rất tuyệt vời.

Điều chỉnh 2: Chuẩn bị “người bạn đồng hành khi ngủ” cho bé

Nếu muốn bé học cách tự chủ đi vào giấc ngủ, bạn có thể chuẩn bị “người bạn đồng hành khi ngủ” cho bé, chẳng hạn như một con gấu bông mà bé yêu thích, điều này có thể khiến bé yên tâm hơn, giúp bé thích nghi với việc đi vào giấc ngủ.

chăm sóc trẻ nhỏ, khủng hoảng ngủ, lưu ý khi bé ngủ

Mẹ có thể chọn loại búp bê mà bé thích, chất liệu phải thân thiện với da và không gây hại để bảo vệ bé tốt hơn nhé!

Điều chỉnh 3: Làm sạch miệng trẻ kịp thời

chăm sóc trẻ nhỏ, khủng hoảng ngủ, lưu ý khi bé ngủ

Sau khi bé bước vào thời kỳ mọc răng, cha mẹ cần chú ý vệ sinh khoang miệng cho bé kịp thời, sau khi bé bú xong nên nhúng gạc vào nước sạch để giúp bé làm sạch khoang miệng và nướu, làm răng bé khỏe mạnh hơn, giúp giấc ngủ của trẻ không bị ảnh hưởng.

Hạ Tú (Theo Công lý & xã hội)