Tổng quan bệnh Áp xe gan
Áp xe gan là gì ?
Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể con người, có chức năng dự trữ năng lượng, tạo ra protein và thải trừ những chất gây hại cho cơ thể. Áp xe gan là hiện tượng hình thành ổ mủ trong tổ chức gan do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng. Áp xe có thể to hoặc nhỏ, là một bệnh rất nguy hiểm vì gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho con người.
Nguyên nhân bệnh Áp xe gan
-
Nguyên nhân áp xe gan có thể do vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Ở các nước phát triển, nguyên nhân do vi khuẩn chiếm tỷ lệ hàng đầu. Nhưng nhìn chung trên toàn thế giới, áp xe gan do ký sinh trùng là amip lại là nguyên nhân phổ biến nhất.
-
Vi khuẩn và ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể gây áp xe gan theo đường máu là động mạch và tĩnh mạch, theo đường bạch huyết hoặc đường dẫn mật.
-
Các loại vi khuẩn và ký sinh trùng đều tổn tại trong các ổ nhiễm khuẩn như mụn, nhọt, các áp xe cơ, áp xe phổi.
-
Ngoài ra, áp xe gan cũng có thể do vi sinh vật đi ngược theo đường mật vào gan gây nhiễm khuẩn khu trú gọi là áp xe gan đường mật
Triệu chứng bệnh Áp xe gan
Các triệu chứng áp xe gan không xuất hiện ngay những khi xuất hiện, sẽ biểu hiện lâm sàng rất nặng. Các triệu chứng nguy hiểm của bệnh như:
-
Buồn nôn và nôn
-
Chán ăn, sụt cân
-
Vã mồ hôi nhiều
-
Vàng da
-
Sốt cao kèm rét run: sốt 39°C – 40°C trong giai đoạn cấp tính của bệnh, sau đó sẽ giảm xuống và kéo dài.
-
Đau tức hạ sườn phải: đây là biểu hiện do gan bị sưng to, nếu ổ áp xe to cấp tính thì đau lan xuống vùng thượng vị hoặc toàn bộ vùng bụng.
-
Cảm giác căng tức, nặng vùng hạ sườn phải: do gan sưng to, đẩy cơ hoành lên cao nên bệnh nhân có cảm giác này và có khi sẽ gây ho và ho.
-
Ấn kẽ sườn 11- 12 đau khi thăm khám lâm sàng.
Đối tượng nguy cơ bệnh Áp xe gan
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến mắc phải áp xe gan là:
-
Nữ giới
-
Độ tuổi 60- 70. Hoặc áp xe gan cũng có ở trẻ sơ sinh do thông tĩnh mạch rốn và nhiễm trùng.
-
Không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong ăn uống.
-
Người bị các bệnh về gan như nhiễm trùng gan, suy chức năng gan.
Phòng ngừa bệnh Áp xe gan
Để phòng ngừa bệnh áp xe gan, mọi người cần thực hiện những điều sau trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày:
-
Thực hiện ăn chín uống sôi: không ăn các loại thức ăn sống như nem, gỏi, tiết canh… Không uống nước chưa được đun sôi như nước lã ao, hồ, suối…
-
Không ăn rau sống chưa được rửa sạch.
-
Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
-
Khi cơ thể có dấu hiệu nhiễm khuẩn, cần đến cơ sở y tế khám và chữa trị ngay.
-
Khi nghi ngờ bị áp xe gan, nên khám bệnh sớm nhất để theo dõi và điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm như vỡ ổ áp xe gan, nhiễm trùng ổ bụng, vỡ ống tiêu hóa.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Áp xe gan
Ngoài những biểu hiện trên lâm sàng như đau tức hạ sườn phải, sốt cao, ho và khó thở… Để chẩn đoán chính xác áp xe gan cần làm những xét nghiệm cận lâm sàng như:
-
Xét nghiệm máu để tìm dấu tăng bạch cầu, thiếu máu đẳng sắc nhẹ hồng cầu bình thường.
-
Xét nghiệm tốc độ lắng máu.
-
Xét nghiệm chức năng gan: ALP tăng, Albumin giảm, men gan tăng, bilirubin tăng.
-
50% trường hợp áp xe gan sẽ cho kết quả cấy máu dương tính.
-
Xét nghiệm phân: chứa trứng hay thể tư dưỡng của histolytica. Nếu nghi ngờ nhiễm histolytica, làm thêm xét nghiệm huyết thanh.
-
X quang ngực thẳng có hình ảnh vòm hoành bên phải nâng cao, có xẹp phổi hay tràn dịch màng phổi.
-
Siêu âm áp xe gan cũng được dùng để chẩn đoán bệnh.
-
Chụp cắt lớp vi tính cũng phát hiện được áp xe gan.
-
Nội soi mật tụy ngược dòng sẽ chỉ ra vị trí và nguyên nhân tắc nghẽn, cho phép đặt stent hoặc dẫn lưu.
Các biện pháp điều trị bệnh Áp xe gan
Hiện nay, hai phương pháp phổ biến để điều trị áp xe gan là điều trị nội khoa và dẫn lưu rút mủ qua da.
Điều trị nội khoa:
Các bệnh nhân áp xe gan được điều trị bằng thuốc kháng sinh phổ rộng. Trên thực tế, bệnh nhân bị áp xe gan được các bác sĩ phẫu thuật chọc hút ổ áp xe trước khi điều trị nội khoa. Sau đó bệnh phẩm được nuôi cấy và bệnh nhân được cho thuốc dựa vào kết quả kháng sinh đồ. Đây là sự phối hợp điều trị mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm kinh phí chữa trị cho người bệnh.
Dẫn lưu rút mủ qua da:
Hầu hết những ca áp xe gan do vi khuẩn hoặc áp xe gan lớn do amip không được điều trị phục hồi hoàn toàn chỉ với kháng sinh đơn thuần. Do đó cần được dẫn lưu dựa vào kết quả siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính.
Phương pháp này cũng cần thiết khi áp xe vỡ và bệnh nhân bị viêm phúc mạc, ổ áp xe quá lớn (> 5cm) hoặc nhiều vách, hay bệnh nhân mắc phải các bệnh lý trong ổ bụng cần phẫu thuật như viêm ruột thừa.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế như khó áp dụng với các áp xe lớn, nhiều ổ áp xe, các bệnh kết hợp như bệnh đường mật cần phẫu thuật.
Xem thêm: