Từ khi sinh ra thì trẻ đều được cha mẹ chăm sóc, bao bọc rất cẩn thận, chu đáo. Nhưng tới một độ tuổi nhất định thì bố mẹ cũng nên để trẻ ngủ riêng nhằm rèn luyện tính tự lập và khả năng tự ngủ. Vậy đâu mới là độ tuổi thích hợp để trẻ ngủ riêng và làm thế nào để giúp trẻ ngủ riêng?
Khi đứa trẻ lớn lên, cha mẹ sẽ phải đối mặt với vấn đề là cho trẻ ngủ riêng giường, tuy nhiên điều này không hề dễ dàng khi trẻ đã quen ngủ với bố mẹ trong thời gian dài, khi ngủ riêng sẽ không tránh khỏi cảm giác lạ lẫm, sợ hãi. Trước sự phản kháng và quấy khóc của trẻ, các bậc cha mẹ cũng sẽ bắt đầu lo lắng, sợ rằng trẻ không thể ngủ ngon một mình, cuối cùng việc bố trí ngủ riêng giường bị gác lại.
Sau tuổi này mà con vẫn ngủ với bố mẹ thì dễ xảy ra vấn đề (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì nếu sau độ tuổi từ 3 – 5 tuổi, trẻ vẫn ngủ cùng cha mẹ thì rất dễ xảy ra một số vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Sẽ ra sao nếu đứa trẻ suốt ngày ngủ với cha mẹ?
Ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất
Ngủ chung cũng có thể gây hại cho sức khỏe thể chất của em bé. Không chỉ bởi cha mẹ có thể vô tình đè lên trẻ trong khi ngủ say mà nệm giường của người lớn có thể không an toàn với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần nệm giường chắc chắn do trẻ có thể bị mắc kẹt ở một số nếp gấp nệm.
Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tâm thần của trẻ
(Ảnh minh họa)
Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng việc ngủ chung với cha mẹ thực sự làm tổn thương, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Nghiên cứu này cho thấy trẻ ngủ chung với cha mẹ được phát hiện có khả năng mắc chứng rối loạn tâm thần cao hơn, nội tâm hóa các vấn đề phức tạp hơn khi so sánh với những nhóm trẻ còn lại. Bên cạnh đó, cơ hội phát triển chứng rối loạn tâm thần thực sự giảm xuống với những đứa trẻ ít ngủ chung với bố mẹ mình.
Phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ
Những đứa trẻ ngủ chung giường với bố mẹ thời gian dài sẽ có thói quen phụ thuộc vào cha mẹ. Bé sẽ không thể tự ngủ được nếu không có bố mẹ ở bên cạnh. Sự phụ thuộc này sẽ khiến bé có thời gian đi ngủ không giống nhau vì thường có xu hướng đợi bố mẹ để ngủ cùng với mình.
(Ảnh minh họa)
Vì bé bị phụ thuộc nhiều vào cha mẹ khi đi ngủ. Một số bé sẽ mong đợi những tương tác như xoa lưng, vỗ về và được bé để đi vào giấc ngủ. Một nhà nghiên cứu đã giải thích rằng: “Những đứa trẻ có thể bị hiểu nhầm là đang lo lắng vì chúng khó đi vào giấc ngủ khi không có cha mẹ bên cạnh. Nên đôi khi chúng sẽ biểu hiện những hành vi lo lắng để thuyết phục cha mẹ ở gần đó khi đi ngủ”.
Làm thế nào để cho trẻ ngủ riêng?
Thời điểm thích hợp nhất để cho trẻ ngủ riêng đó chính là từ 3 – 5 tuổi, vậy làm sao để cho trẻ ngủ riêng? Hãy tham khảo những phương pháp dưới đây nhé.
Chuẩn bị phòng ngủ cho bé
(Ảnh minh họa)
Hãy để bé cùng lựa chọn và trang trí phòng riêng theo ý thích: sơn tường, treo ảnh bé hay đơn giản là trang trí những hình dán nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh… Điều này vừa giúp cho cha mẹ và bé gần gũi lại vừa làm bé thấy yêu thích căn phòng hơn đấy. Khi chuẩn bị phòng ngủ cho bé, bạn cũng nên chú ý tạo một môi trường thuận lợi cho giấc ngủ, tránh để quá nhiều thiết bị điện tử. Nếu bé sợ bóng tối, hãy để một chiếc đèn ngủ nhỏ trong phòng: ánh sáng nhẹ nhàng sẽ khiến bé an tâm và ngủ ngon hơn.
Dứt khoát với bé
Với tâm lí thương con, các bậc cha mẹ thường rất dễ mủi lòng khi thấy bé ôm gối sang phòng mình xin ngủ cùng. Tuy vậy, bạn cần dứt khoát giải thích với bé để bé hiểu rằng ngủ riêng là điều rất cần thiết. Sau đó, bạn có thể đưa bé về phòng, nán lại một chút để dỗ bé ngủ nhưng không nên để bé ngủ cùng. Nếu bạn dễ dàng “thỏa hiệp” với bé, việc rèn cho bé thói quen ngủ riêng sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn đấy.
Hạn chế xuất hiện bên bé
Rời khỏi phòng trước khi bé ngủ thiếp đi để giảm dần sự phụ thuộc của bé. Tạo cho bé suy nghĩ rằng bé đang lớn lên và tự lập hơn. Nếu bé lo sợ khi bạn rời đi, có thể giải thích với bé rằng bố mẹ luôn ở gần con, theo dõi con nên con hãy yên tâm. Bạn cũng có thể mua cho bé một chiệc gối ôm hoặc gấu bông để bé có cảm giác có bạn chơi cùng, ngủ cùng.
Xem thêm
Tâm lý: Nói “4 câu” với con nhiều hơn sẽ khiến EQ của con ngày càng cao, điều này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả
Làm thế nào để biết con đang bị bắt nạt và đây là cách ngăn chặn
3 cách xử lý khi trẻ nghiện chơi điện thoại, không đánh, mắng mỏ, để trẻ ngoan ngoãn tự bỏ điện thoại xuống
Thay vì giận dữ, quát lại con khi chúng cãi láo, bố mẹ có thể áp dụng các bước đơn giản sau để trẻ dễ bảo hơn