Khoảng 1/3 số người trưởng thành bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp là một tình trạng nghiêm trọng làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch, đặc biệt là đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Tăng huyết áp được mệnh danh là ‘kẻ giết người thầm lặng” bởi những diễn tiến âm thầm không có triệu chứng rõ ràng.
Kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu bằng cách sử dụng thuốc làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm này.
Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến tăng huyết áp như căng thẳng, lối sống, tuổi tác và tiền sử gia đình. Sự hoảng loạn phát sinh do tình hình hiện tại của Covid-19, công việc không an toàn, hoặc căng thẳng do làm việc ở nhà đang ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Trong tình huống như vậy, đôi khi một thay đổi nhỏ thường có xu hướng bị gạt sang một bên. Ngoài ra, tâm lý e ngại khi đến bệnh viện có thể khiến nhiều người trì hoãn việc hỏi ý kiến bác sĩ. Tuy nhiên, một cá nhân có thể cảnh giác hơn với các triệu chứng và hành động ngay lập tức để được điều trị hiệu quả.
Dưới đây là một số triệu chứng ít được biết đến của bệnh tăng huyết áp mà người bệnh cần lưu ý:
• Nhịp tim không đều do các buồng tim căng cứng và giãn ra
• Các vấn đề về thị lực như nhìn mờ hoặc thậm chí mất thị lực
• Lú lẫn và chóng mặt
• Đau ở vùng ngực từ đau âm ỉ đến đau nhói
• Khó thở dễ nhận thấy hơn trong khi hoạt động thể chất hoặc tập thể dục
• Chảy máu cam
• Nhức đầu tái phát
Bước đầu tiên và quan trọng nhất ở đây là xác định tình trạng sức khỏe và thực hiện các hành động cần thiết. Bạn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên ngay cả khi bạn không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào của bệnh tăng huyết áp.
Khuyến nghị cho bệnh nhân tăng huyết áp trong dịch COVID-19
• Tiếp tục dùng thuốc huyết áp theo quy định
• Nếu có thể, hãy đo huyết áp tại nhà. Chỉ số có thể trở nên thấp hơn hoặc cao hơn một chút so với bình thường, nhưng đừng tự ý thay đổi phương pháp điều trị mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
• Uống đủ nước. Nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, không uống đủ nước. Lập một lịch nhắc nhở để đảm bảo rằng bạn uống nước một cách thường xuyên trong suốt cả ngày.
• Hoạt động thể chất: Vì nhiều người trong chúng ta phải ở nhà nhiều hơn để bảo đảm giãn cách xã hội, nên sẽ giảm hoạt động thể chất. Một giải pháp: đi dạo bên ngoài nhà, với điều kiện khoảng cách xã hội được duy trì, là một hoạt động lành mạnh và thậm chí thúc đẩy tinh thần trong những thời điểm khó khăn.
• Chuẩn bị thuốc điều trị đầy đủ trong giai đoạn giãn cách xã hội: hãy hỏi ý kiến bác sĩ để nhận toa thuốc cho 1-3 tháng nếu tình trạng huyết áp ổn định.
• Tận dụng khám bệnh từ xa, nhận số điện thoại tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa và gọi hỏi cho bác sĩ ngay khi cần.
Song song đó, một số bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính khác kèm tăng huyết áp cần lưu ý:
• Những người lớn tuổi (trên 60 tuổi) kèm tăng huyết áp có nhiều nguy cơ tiến triển thành các triệu chứng, biến chứng nghiêm trọng nếu bị nhiễm COVID-19. Hãy bảo đảm tuân thủ giãn cách xã hội, tuân thủ điều trị, và thực hiện các giải pháp chăm sóc sức khỏe được khuyến nghị.
• Người có bệnh tim, đột quỵ hoặc bệnh thận: Tuân theo tất cả các khuyến nghị của bác sĩ để duy trì tình trạng bệnh ổn định tích cực.
• Bệnh tiểu đường và cholesterol máu cao (rối loạn lipid máu): Những người bị tăng huyết áp thường mắc kèm tiểu đường và cholesterol máu bất thường. Điều rất quan trọng là tuân thủ các thuốc được kê đơn và chăm sóc sức khỏe bao gồm uống đủ nước và hoạt động thể chất thích hợp, để chống lại nguy cơ nhiễm COVID-19 và biến chứng.
• Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, hút thuốc lá: Những người mắc các bệnh này đều có nguy cơ dễ bị tổn thương hơn với COVID-19 và các biến chứng của tăng huyết áp. Hãy lưu ý với những thay đổi về cảm giác của bạn, đặc biệt là các triệu chứng phổi ngày càng trầm trọng như khó thở, nặng ngực – cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế.
Ảnh: Adcrew
Truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe về các bệnh không lây nhiễm thường gặp như huyết áp nằm trong chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, do Cục Y Tế Dự Phòng – Bộ Y Tế và công ty Davipharm – thành viên của tập đoàn Adamed, phối hợp thực hiện, với mục tiêu hỗ trợ cộng đồng có các kiến thức hữu ích về phòng ngừa và tầm soát bệnh. Khi có bất cứ các dấu hiệu, triệu chứng về sức khỏe nói trên, hãy đến ngay cơ sở gần nhất để được khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị sớm.
Phòng, chống BKLN hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải y tế, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người Việt Nam đặc biệt trong đại dịch toàn cầu Covid-19. Đây là mục tiêu đầy tính nhân văn của chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, thông qua chương trình, Davipharm trở thành công ty trong nước tiên phong với cam kết đồng hành dài hạn cùng Cục Y Tế Dự Phòng, Bộ Y tế, chung tay giảm gánh nặng các BKLN và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. Bạn có thể truy cập vào Fanpage CHĂM SÓC SỨC KHỎE VIỆT để có những thông tin hữu ích và hỗ trợ từ chuyên gia. Chúng tôi luôn ở đây để hỗ trợ bạn.
Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.
Xem thêm
Gan tốt hay không thì “ngón giữa dựng đứng” là có thể biết, nếu không có 3 “dị thường” thì gan được bảo dưỡng tốt
Một miếng tương đương với việc uống hết 10 ly rượu! Không muốn xương bị ăn mòn và ‘thối rữa’, hãy ăn càng ít càng tốt món ‘1 đen và 1 xanh’ này
Mùa đông – ‘mùa đột quỵ’ đang đến gần: Phòng tránh đột quỵ như thế nào trong mùa lạnh?
Trước khi đi ngủ là thời điểm quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe, 3 điều này rất quan trọng, nhưng rất tiếc hầu hết mọi người đều làm ngược lại!