Đã bao giờ bạn rơi vào cảm giác ngột ngạt, khó thở như bị ghìm xuống nước, tưởng như sắp chết, cho rằng bị nhồi máu cơ tim, phát điên hoặc mất kiểm soát chưa? Đây là những triệu chứng điển hình của rối loạn hoảng sợ – một dạng rối loạn tâm thần phổ biến chiếm khoảng 2% dân số và gặp nhiều ở nữ giới.
Rối loạng hoảng sợ là gì?
Rối loạn hoảng sợ là một bệnh đặc trưng bởi các cơn hoảng sợ với tính chất kịch phát, xuất hiện đột ngột, mang lại cho người bệnh một cảm giác vô cùng sợ hãi. Các cơn hoảng sợ chỉ kéo dài từ 5-20 phút, tuy nhiên người bệnh vẫn luôn lo lắng, sợ hãi vì không biết bao giờ cơn xuất hiện lại, làm thế nào để đối mặt với cơn hoảng sợ đó.
Tại sao bạn lại mắc rối loạn hoảng sợ?
Hiện nay các nhà khoa học chỉ ra một số yếu tố nguy cơ và nguyên nhân chính gây nên rối lọa hoảng sợ:
• Rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh là nguyên nhân gây ra bệnh.
• Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu cho thấy đây là một bệnh chịu ảnh hưởng của gen di truyền. Ở người bình thường, tỷ lệ bị bệnh rối loạn hoảng sợ là 2,3%, nhưng ở gia đình có một người bị rối loạn hoảng sợ thì tỷ lệ bị bệnh của những người còn lại trong gia đình là 24,7%. Ở người sinh đôi cùng trứng, tỷ lệ bị bệnh gấp 5 lần cao hơn những người sinh đôi khác trứng.
• Sử dụng chất kích thích: khi sử dụng các chất như cần sa, rượu, ma túy đá làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Triệu chứng cơn hoảng sợ như thế nào?
• Mạch nhanh trên 100 lần/phút, có thể tăng đến 160 lần/phút. Bệnh nhân đánh trống ngực dữ dội (cảm thấy vỡ tung lồng ngực).
• Ra nhiều mồ hôi như tắm, mặc dù thời tiết không nóng.
• Run tay, run chân nên bệnh nhân thường gục ngay xuống đất.
• Cảm giác nghẹt thở như bị ai bóp cổ gây khó thở, thiếu không khí.
• Cảm giác thở nông, thở hổn hển nên thông khí kém.
• Đau hoặc khó chịu ở ngực trái khiến bệnh nhân nhầm với cơn nhồi máu cơ tim.
• Buồn nôn hoặc đau bụng nên dễ nhầm với viêm dạ dày.
• Cảm giác chóng mặt, mất thăng bằng, vì vậy bệnh nhân dễ ngã.
• Giải thể thực tế hoặc giải thể nhân cách nghĩa là bệnh nhân không còn cảm nhận đúng về thế giới xung quanh và bản thân trong khi lên cơn hoảng sợ.
• Sợ mất kiểm soát và phát điên, bệnh nhân cho rằng mình không còn kiểm soát được các ý nghĩ và hành vi của mình nữa.
• Sợ chết, bệnh nhân cho rằng mình chết đến nơi rồi.
• Cảm giác chết lặng, không cử động được.
• Lạnh cóng hoặc nóng bừng cơ thể.
Khi xuất hiện ít nhất 4 trong các triệu chứng trên, bạn nên đến chuyên khoa tâm thần dể được chẩn đoán, tư vấn và điều trị phù hợp.
Cách để giúp bạn vượt qua được cơn hoảng sợ cấp:
• Hít thở thật chậm và sâu.
• Nhắm mắt lại.
• Ngồi tại chỗ đến khi cơn hoảng sợ qua đi.
• Nghĩ đến những sự kiện, những nơi bạn cảm thấy an toàn và thoải mái.
Rối loạn hoảng sợ có nguy hiểm không?
Theo thống kê tại Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia Hoa Kỳ (NIMH), có đến hơn 2,7% dân số Mỹ trưởng thành đều gặp các triệu chứng rối loạn hoảng sợ mỗi năm. Trong số đó có tới 44,8% người mắc bệnh thuộc dạng loại “nghiêm trọng”. Rối loạn hoảng sợ gây ra những vẫn đề nguy hiểm, ví dụ như đang lái xe, nếu cơn hoảng loạn diễn ra đột ngột, người bệnh có thể tự gây hại cho bản thân và những người xung quanh.
Hướng điều trị rối loạn hoảng sợ
Khi cơn hoảng sợ xuất hiện dày, người bệnh cần được điều trị nội trú với mục đích chính là cắt cơn hoảng sợ, không cho các cơn hoảng sợ tái phát, điều trị các rối loạn lo âu, ám ảnh nếu có.
• Điều trị bằng thuốc: Sử dụng thuốc là ưu tiên đầu tiên trong chiến lược điều trị. Nhóm chống trầm cảm 3 vòng, nhóm SSRI (paroxetin, fluoxetin, citalopram, escitalopram), nhóm giải lo âu có thể cắt cơn hoảng sợ sau khi sử dụng, tuy nhiên người bệnh cần phải điều trị chống tái phát từ 18 đến 36 tháng.
• Liệu pháp tâm lý: Các liệu pháp tâm lý giúp người bệnh vượt qua cơn hoảng sợ dễ dàng hơn, ngoài ra còn làm người bệnh bớt lo âu trong giai đoạn ổn định.
Để hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn hoảng sợ, bạn nên:
• Ngủ điều độ.
• Tập thể dục hàng ngày và có chế độ ăn uống điều độ.
• Giảm căng thẳng trong cuộc sống.
• Học thiền, xoa bóp, yoga, thái cực quyền và các bài tập làm giảm stress.
• Phát hiện sớm: nếu có các yếu tố nguy cơ trên, hãy đến cơ sở y tế để được kiểm tra sức khỏe.
Ảnh: ADCREW.
Việc phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe tâm thần rộng rãi cho người dân sẽ giúp giảm gánh nặng bệnh tật, cải thiện sức khỏe và tăng chất lượng sống cho người dân Việt Nam, là mục tiêu của chương trình Chăm sóc sức khỏe Việt, được phối hợp thực hiện giữa công ty Davipharm (https://davipharm.info/vi/) và Cục Y Tế Dự Phòng, Bộ Y Tế.
Thông qua chương trình Chăm sóc sức khỏe Việt, Davipharm (là thành viên của tập đoàn Adamed) là công ty trong nước tiên phong với cam kết đồng hành dài hạn cùng Cục Y Tế Dự Phòng, Bộ Y tế, chung tay giảm gánh nặng các BKLN và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. Kết nối với chương trình qua Fanpage để có những thông tin hữu ích.
Phòng, chống BKLN hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải y tế, cải thiện sức khỏe cho người Việt Nam đặc biệt trong đại dịch toàn cầu Covid-19. Đây là mục tiêu đầy tính nhân văn của chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, thông qua chương trình, Davipharm (https://davipharm.info/vi/) trở thành công ty trong nước tiên phong với cam kết đồng hành dài hạn cùng Cục Y Tế Dự Phòng, Bộ Y tế, chung tay giảm gánh nặng các BKLN và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. Bạn có thể truy cập vào Fanpage CHĂM SÓC SỨC KHỎE VIỆT để có những thông tin hữu ích và hỗ trợ từ chuyên gia. Chúng tôi luôn ở đây để hỗ trợ bạn. |
Nguồn tham khảo: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội
Nguồn tham khảo chi tiết:
http://benhvientamthanhanoi.com/roi-loan-hoang-so.html
Thư viện Cochrane về thuốc điều trị có hiệu quả với rối loạn hoảng sợ (panic disorder):
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6494573/
Xem thêm
Quản lý tăng huyết áp trong đại dịch COVID-19
Gan tốt hay không thì “ngón giữa dựng đứng” là có thể biết, nếu không có 3 “dị thường” thì gan được bảo dưỡng tốt
Một miếng tương đương với việc uống hết 10 ly rượu! Không muốn xương bị ăn mòn và ‘thối rữa’, hãy ăn càng ít càng tốt món ‘1 đen và 1 xanh’ này
Mùa đông – ‘mùa đột quỵ’ đang đến gần: Phòng tránh đột quỵ như thế nào trong mùa lạnh?