Sử dụng điều hòa như thế nào cho đúng cách là điều được nhiều cha mẹ quan tâm trong những ngày hè.
Mùa hè nóng nực khiến ai cũng cảm thấy khó chịu, đặc biệt là trẻ em lúc chơi đùa, chạy nhảy nhiều. Gần đây, vì thời tiết nhiệt độ tăng cao, mẹ bé Lan 2,5 tuổi liên tục cho bé nằm trong điều hòa. Suốt một tuần, mẹ bé chỉ cho ra ngoài chơi một lúc vào buổi sáng, thời gian còn lại ở nhà bật điều hòa. Sau đó, bé Lan bỗng dưng bị nghẹt mũi, ho và tiêu chảy. Sau khi được đưa đến viện kiểm tra, bác sĩ nói rằng, bệnh tình của đứa trẻ có liên quan đến việc nằm trong điều hòa quá lâu.
Theo khuyến cáo, việc sử dụng điều hòa sai cách, sẽ dễ làm cho trẻ em bị mắc bệnh về hô hấp. Các cha mẹ nên tránh những sai lầm này:
Điều hòa bật lâu không ngắt
Thời tiết nắng nóng, con trẻ không ngủ được nên một số phụ huynh để máy điều hòa cả đêm. Dù theo cách này nhiệt độ dễ chịu hơn nhưng trẻ ở lâu trong phòng điều hòa sẽ dễ bị cảm, thậm chí mắc “bệnh điều hòa”. Vì khi bật điều hòa, để đảm bảo nhiệt độ trong phòng, cửa ra vào, cửa sổ trong nhà kín gió, không khí trong nhà không được lưu thông dễ sinh vi khuẩn. Hơn nữa, không khí trong nhà trở nên rất khô dưới tác động của điều hòa, là mối đe dọa lớn đối với hệ hô hấp mỏng manh của trẻ.
Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa quá thấp
Nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng điều chỉnh nhiệt độ điều hòa ở mức 20 hay 21 độ. Nhưng nhiệt độ trong nhà xuống quá thấp, sẽ chênh lệch rất lớn với bên ngoài. Nếu trẻ ra ngoài rồi quay trở vào phòng, mức chênh lệch nhiệt độ lớn này sẽ khiến trẻ bị co thắt mạch máu toàn thân, dẫn đến đau nhức cơ bắp. Đặc biệt nếu nhiệt độ ban đêm xuống thấp, trẻ sẽ dễ bị cảm và ốm sau khi ngủ dậy.
Điều hòa đối diện với giường ngủ
Khi lắp đặt điều hòa, chúng ta phải lưu ý không để điều hòa thổi trực tiếp vào hướng giường ngủ. Gió lạnh từ điều hòa thổi trực tiếp vào người trẻ sẽ làm co các lỗ chân lông trên toàn cơ thể, đồng thời làm co các mao mạch dẫn đến máu lưu thông kém, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe của cơ thể.
Điều hòa lâu ngày không được vệ sinh
Điều hòa nhiệt độ là “vật dụng cần thiết” trong mùa hè, nhưng thực tế nó cũng là một “thùng rác” ẩn mình, bộ lọc của điều hòa thường tích tụ nhiều bụi bẩn và sinh ra nhiều vi khuẩn hơn. Nếu lâu ngày chúng ta không vệ sinh, chất lượng không khí trong nhà sẽ giảm sút, cả trẻ nhỏ và người lớn đều dễ mắc bệnh.
Vậy sử dụng điều hòa như thế nào cho đúng cách?
Sau khi bật điều hòa, hãy thông gió thường xuyên hoặc đặt chế độ ngủ
Đối với những gia đình có trẻ em, không nên bật điều hòa quá lâu, ít nhất nên tắt điều hòa vào mỗi buổi sáng và mở cửa sổ thông gió trong 2 giờ để không khí trong nhà luôn trong lành. Ngoài ra, có thể đặt điều hòa chế độ ngủ để nhiệt độ phòng điều dễ chịu và không quá khô.
Nhiệt độ được điều chỉnh trong khoảng từ 26 độ đến 27 độ
Đối với những gia đình có em bé, không nên để nhiệt độ điều hòa quá thấp, nhiệt độ khoảng 26 độ và 27 độ là thích hợp hơn cả.
Vệ sinh điều hòa kịp thời
Phải vệ sinh điều hòa theo định kỳ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát và sinh sôi vi khuẩn, không tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ và người lớn.
Đặt máy tạo độ ẩm trong nhà, hoặc đặt một chậu nước
Thường xuyên bật điều hòa khiến không khí trong nhà rất khô, chúng ta có thể đặt máy tạo độ ẩm để cải thiện độ ẩm không khí trong nhà. Nếu bạn cho rằng máy tạo ẩm quá rắc rối, bạn cũng có thể đặt một chậu nước để trong phòng.
Xem thêm
Mùa hè bật điều hòa 26 độ có tiết kiệm điện không? Nhiều người đã nhầm! 26 độ không phải là tiêu chuẩn tốt nhất
Quả dưa chuột mọc ở vị trí ‘hiểm hóc’ khiến gia chủ không biết thu hoạch kiểu gì?
Có nên bật quạt khi sử dụng điều hòa để tiết kiệm điện?
Những thiết bị gây tốn điện ngay cả khi bạn đã tắt, ‘ngốn điện’ hơn cả điều hòa