Các nhà khoa học đã khẳng định, uống quá nhiều nước hay uống ít nước đều sẽ gây hại cho sức khỏe. Uống 1-2 lít nước mỗi ngày là lời khuyên phổ biến, nhưng chưa chắc đúng với bạn. Chính cân nặng mới là cái quyết định lượng nước bạn cần uống hàng ngày.
Nước chiếm tới 70% khối lượng cơ thể và có vai trò quan trọng trong các hoạt động trao đổi chất, giúp điều hòa thân nhiệt, hòa tan và vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng đi nuôi tế bào, bài tiết các chất thải, chất độc… Khi uống đủ nước, các quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ diễn ra bình thường, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, từ đó giúp các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt được hiệu quả hơn.
Uống nước theo cân nặng và cách tính chuẩn khoa học
Nếu bạn uống quá ít nước, cơ thể sẽ bị thiếu nước, mất nước, khiến các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn, dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe như suy giảm chức năng thận khiến các chất độc bị tích tụ trong cơ thể, thường xuyên đau đầu, mệt mỏi, choáng váng, niêm mạc mũi khô rát, tóc dễ gãy, da thô ráp và dễ bị mụn, mắt thâm quầng, dễ bị các chứng táo bón, sỏi thận, sỏi mật, tim đập nhanh, hạ huyết áp…
Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều nước, cơ thể sẽ bị ngộ độc nước do các chất điện giải trong máu bị rối loạn, từ đó dẫn tới các triệu chứng như nôn, tiêu chảy, co giật, chuột rút… và thậm chí có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như sưng thế bào (nguy hiểm nhất là sưng tế bào não), động kinh, ảnh hưởng chức năng tim, thận…
Chính vì thế, đảm bảo bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể đúng cách hằng ngày sẽ là việc làm không thể thiếu nếu bạn muốn duy trì sức khỏe, sự dẻo dai của mình.
Nhận biết thiếu và thừa nước
Lười uống nước hay uống quá nhiều nước cũng khiến thận nói riêng – cũng như các cơ quan khác nói chung – gặp vấn đề. Cách nhận biết bạn có đang uống nước đúng mực hay không chính là quan sát nước tiểu. Đừng tưởng nước tiểu càng trong là càng tốt. Nước tiểu quá trong, gần như không màu là dấu hiệu của việc bạn đã uống nước quá nhiều. Trong trường hợp này, thận đang phải làm việc quá tải. Ngoài ra nước tiểu có màu vàng cam, cam, thậm chí là hơi đỏ là dấu hiệu của việc bạn uống không đủ nước và các chất độc, cặn bẩn… đang tích tụ dần lại trong cơ thể.
Vậy làm thế nào để uống đủ nước mỗi ngày, không thừa cũng không thiếu?
Câu trả lời nằm ở số cân nặng của bạn. Vì trọng lượng của mỗi người khác nhau, nên không có một lượng nước nào hoàn toàn chính xác cho từng người.
Sau khi đã xác định được cân nặng, bạn cần lấy cân nặng của mình (ở đơn vị pound) nhân với 2/3 hoặc 67% để xác định lượng nước cần mỗi ngày.
Lượng nước cần uống mỗi ngày (oz) = Cân nặng (pound) x 67%
(Trong đó 1kg = 2.2 pound 1oz = 0.03 lít)
Cuối cùng hãy dựa vào mức độ hoạt động của mình để điều chỉnh lượng nước cần uống. Một người thường xuyên hoạt động nặng và luyện tập thể dục, thể thao cần nhiều nước hơn người bình thường. Những hoạt động vận động thể chất thường thúc đẩy hệ bài tiết hoạt động. Bạn nên bổ sung thêm từ 0,3 – 0,5 lít nước nếu phải trải qua một ngày hoạt động vất vả.
Một số lưu ý khác bạn cũng không nên bỏ qua để đảm bảo thói quen uống nước của mình tốt cho sức khỏe:
– Mỗi lần chỉ uống lượng nước vừa phải, không uống quá nhiều nước một lúc.
– Không uống nước đun đi đun lại nhiều lần, không uống nước đun sôi đã để quá 2 ngày.
– Không uống nước ngay sau khi vận động nặng.
– Với phụ nữ mang thai và cho con bú, bạn cần phải tăng lượng nước uống mỗi ngày khoảng 14-32 oz (414-946 ml) tùy thuộc vào nhu cầu của từng người.
– Nước ngọt hoặc đồ uống chứa caffein như cà phê hoặc trà không được tính vào lượng nước uống hàng ngày.
– Ngoài ra, trẻ em cần nhiều chất lỏng hơn người lớn. Người già cần ít chất lỏng hơn vì tình trạng sức khỏe hoặc bởi họ có khuynh hướng mất đi cảm giác khát. Nam giới cần nhiều nước hơn phụ nữ. Nhưng phụ nữ có thai lại cần nhiều nước hơn những chị em khác.
Xem thêm
Uống nước ngay khi vừa ăn xong hay đợi 30 phút sau: Đây là mấu chốt quyết định tuổi thọ, sức khỏe của bạn
Uống nước khi bụng đói có tốt cho sức khỏe? Hầu hết mọi người có thể sai, hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu nhé
Tại sao người Ấn Độ dám uống nước sông Hằng có xác chết trôi nổi, phải chăng họ đã tiến hóa?
3 thói quen uống nước dễ “hủy hoại” thận từ từ, hãy bỏ càng sớm càng tốt