Người đàn ông ngồi trước quạt gió điều hòa 10 phút bị nhồi máu cơ tim cấp. Vào mùa hè nắng nóng, chúng ta nên ngồi điều hòa như thế nào cho đúng cách?

Người đàn ông ngồi trước quạt gió điều hòa 10 phút bị nhồi máu cơ tim cấp. Vào mùa hè nắng nóng, chúng ta nên ngồi điều hòa như thế nào cho đúng cách?

Thời gian gần đây, tình trạng nắng nóng liên tục kéo dài, dẫn tới rất nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Một người đàn ông 42 tuổi sau khi vừa đi nắng về, đã vào phòng điều hòa để giải tỏa cái nóng oi bức, nhưng mới ngồi được 10 phút thì đột nhiên cảm thấy đau tức ngực, chóng mặt, lịm dần đi.

Rất may lúc đó người thân trong gia đình cũng đang ở trong phòng, phát hiện sự việc ngay lập tức đã đưa ông đến bệnh viện. Sau hàng loạt các cuộc kiểm tra, điều trị, các bác sĩ đã khẳng định rằng ông bị nhồi máu cơ tim cấp tính do mạch máu bị tắc nghẽn.

chăm sóc sức khỏe, điều hòa, lưu ý khi ngồi điều hòa

Rất may người nhà phát hiện kịp thời và sự giúp đỡ tận tình của bác sĩ, ông đã không gặp nguy hiểm đến tính mạng.

Tại sao ngồi điều hòa lại bị nhồi máu cơ tim?

Trên thực tế, các mạch máu sẽ giãn nở và co lại khi gặp nhiệt độ tương ứng, nếu cơ thể gặp phải tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột, mạch máu sẽ giãn ra và co lại đột ngột. Việc này lặp lại nhiều lần khiến các mảng xơ vữa trong các mạch máu dễ dàng rơi ra, gây tắc nghẽn mạch máu.

Vậy chúng ta nên ngồi điều hòa như thế nào cho đúng cách?

Không ngồi trước điều hòa ngay khi vừa tắm đêm

chăm sóc sức khỏe, điều hòa, lưu ý khi ngồi điều hòa

Sau khi tắm, nhiệt độ cơ thể giảm, nếu ngồi trước điều hòa sẽ gây cản trợ quá trình tuần hoàn máu, làm máu lên não chậm cũng như ảnh hưởng xấu tới nhịp tim và huyết áp. Đặc biệt, những người có sức khỏe và đề kháng yếu hay người cao tuổi, nếu nằm ở phòng ngay sau khi tắm sẽ rất dễ dẫn đến trình trạng tai biến, đột quỵ.

Bạn nên lau khô người sau khi tắm xong, không để gió của điều hòa hướng thẳng vào người. Cách tốt nhất là không vào phòng có máy lạnh ngay khi vừa tắm xong. Nếu phòng đang bật sẵn máy lạnh thì nên tắt đi để cơ thể dần thích nghi với nhiệt độ phòng, rồi mới bật máy lạnh trở lại.

Lưu ý, khi đang trong trạng thái lâng lâng dễ ngủ vì say bia, rượu, bạn không nên ngủ trong phòng có máy lạnh. Vì khi nằm phòng máy lạnh, bạn có thể bị nhiễm lạnh lâu mà không ý thức được để phòng vệ sẽ rất dễ bị sốc, tê liệt.

Không bước vào phòng lạnh khi vừa đi nắng về

chăm sóc sức khỏe, điều hòa, lưu ý khi ngồi điều hòa

Bước vào phòng lạnh đột ngột khi vừa đi nắng hoặc hoạt động thể lực khiến cơ thể bạn chưa kịp thích nghi, do đó rất dễ bị đột quỵ. Khi đi ngoài nắng hoặc tập thể dục thể thao khiến mạch máu bị giãn ra. Bước vào phòng lạnh ngay khiến mạch máu đột ngột bị co lại, người có thể trạng yếu rất dễ bị đột quỵ.

Cần lưu ý để thân nhiệt không bị quá chênh lệch so với nhiệt độ trong phòng hoặc ngoài trời. Nếu từ bên ngoài về thì nên để cơ thể hạ nhiệt rồi mới vào phòng điều hòa.

Để nhiệt độ phòng vừa phải

Việc bật máy lạnh nhiệt độ quá thấp so với nhiệt độ bên ngoài, không chỉ hao tốn điện năng tiêu thụ mà còn dễ làm người dùng bị sốc nhiệt và gây nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Vào những ngày mát mẻ hơn 35 độ C, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn 5 độ C so với bên ngoài trời để bảo vệ sức khỏe, tránh bị sốc nhiệt và cảm lạnh.

Nếu nhiệt độ ngoài trời nóng trên 35 độ C, bạn có thể để nhiệt độ máy lạnh ở mức 28 độ C. Ngay cả những ngày nắng nóng đỉnh điểm, bạn cũng chỉ nên bật máy lạnh ở mức 28-29 độ C.

Giang Nguyễn (Theo Công lý & xã hội)