Diễn viên Cát Phượng bệnh nặng, bác sĩ hỏi ‘sao sống được đến giờ’: Dấu hiệu giống đột quỵ

Diễn viên Cát Phượng bệnh nặng, bác sĩ hỏi ‘sao sống được đến giờ’: Dấu hiệu giống đột quỵ

Căn bệnh rối loạn tiền đình mà diễn viên Cát Phượng mắc có một dấu hiệu giống với bệnh lý đột quỵ, cần phân biệt rõ để có hướng điều trị hiệu quả cho người bệnh.

Nguyên nhân rối loạn tiền đình

Ngày 22/11, diễn viên Cát Phượng đã phải vào viện cấp cứu. Theo chia sẻ của nữa nghệ sĩ lần này cô bị rối loạn tiền đình “vật” nặng phải nhập viện.

Nghệ sĩ Cát Phượng từng chia sẻ nhiều lần phải nhập viện vì căn bệnh tiền đình nặng, thậm chí có 1 vị bác sĩ còn nói: “Sao còn sống đến giờ hay vậy?”.

Trong suốt thời gian qua, Cát Phượng bị mất ngủ, ói đến đắng miệng đôi khi còn không di chuyển được: “Cát bị rối loạn tiền đình cấp nặng chứ không nhẹ, đi đứng đều không được vì cả thế giới như đè lên đầu mình và cứ thế quay cuồng 1 cách chậm rãi và nặng nề. Mỗi lần quay là trong người có gì như muốn ói ra hết. Ăn gì cũng muốn ọc ra không nuốt được. Tay chân rụng rời không cầm nắm gì được”.

Rối loạn tiền đình là một hội chứng gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên hay gặp nhất là ở người trưởng thành. Đặc biệt, rối loạn tiền đình đang ngày càng trẻ hóa do những tác động của môi trường và lối sống.

Cát Phượng, Rối loạn tiền đình, chăm sóc sức khỏe

Ảnh Cát Phượng nằm viện.

Rối loạn tiền đình mặc dù chưa gây nguy hiểm nhưng các triệu chứng: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn… có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, khiến người bệnh không thể tập trung làm việc được. So với các bệnh huyết áp, tim mạch… bệnh không gây ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, những nguy hiểm gián tiếp khi cơn rối loạn tiền đình xảy ra người bệnh có thể té vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là với nhóm người lớn tuổi.

TS Trần Chí Cường – Bệnh viện Tim mạch và Đột quỵ Cần Thơ, bệnh rối loạn tiền đình thường xuyên gặp đặc biệt ở người trẻ. TS Cường chia sẻ bản thân ông cũng từng bị chóng mặt dở sống dở chết, có lúc đang trên xe cũng không thể đi nổi.

Cơ quan tiền đình là cơ quan nằm ở hai bên tai trong. Cấu tạo gồm các ống dẫn có dịch và có chức năng khi cơ thể cử động đầu cổ thì cơ quan đó đưa ra phản ứng để cơ thể nhận biết đầu ở đâu, giữ thăng bằng cho cơ thể.

Còn hệ thống đó rối loạn thì cơ thể không thay đổi nhưng cảm giác cơ thể thay đổi khiến người bệnh chóng mặt, thấy mọi vật đảo nghiêng. Cơn chóng mặt do rối loạn kèm theo nôn ói nữa và sẽ nặng lên khi người bệnh thay đổi tư thế

TS Cường cũng cho biết thêm rối loạn tiền đình khá quen thuộc có nhiều yếu tố làm khởi phát tiền đình như làm việc không quen như lâu lắm đi xe gặp say xe có thể dễ bị rối loạn tiền đình. Hoặc những người không quen sông nước khi đi 1 lúc có cảm giác chòng chành khi đó cơ thể có quá nhiều phản ứng giữ thăng bằng và cơ thể dễ bị rối loạn tiền đình.

Cát Phượng, Rối loạn tiền đình, chăm sóc sức khỏe

Các triệu chứng của rối loạn tiền đình.

Ngoài ra, các trường hợp uống nhiều rượu bia, thức khuya nhiều hoặc triệu chứng của say cà phê có thể kích hoạt rối loạn tiền đình.

Những người bị thiếu máu vùng ốc tai hoặc có khối u vùng tiền đình, dây thần kinh số 8 thì bệnh nhân sẽ lâng lâng, khó chịu. Nhưng nếu chóng mặt chòng chành kèm nghe kém thì có thể do khối u.

Một số người uống kháng sinh, kháng lao có thể làm tổn thương tiền đình, ốc tai khiến người bệnh xoay tròn, chóng mặt. Những thuốc tiền mê để gây mê phòng mổ người bệnh có cảm giác lâng lâng, xoay tròn…

Phân biệt dấu hiệu của tiền đình và đột quỵ

Tuy nhiên, để nhận biết chính xác rối loạn tiền đình rất quan trọng. Thực tế TS Cường cho biết nếu nhầm tiền đình với một dấu hiệu của đột quỵ sẽ nguy hiểm, bỏ qua giai đoạn vàng điều trị đột quỵ.

Vì vậy, cần phân biệt các dấu hiệu của rối loạn tiền đình với đột quỵ vì hai chứng bệnh đều có dấu hiệu chóng mặt.

Theo TS Cường rối loạn tiền đình tiền căn tái phát nhiều lần, hay bị ở người trẻ, nữ nhiều hơn nam, có thể xảy ra sau sang chấn, mệt mỏi.

Rối loạn tiền đình điển hình người bệnh có cảm giác chóng mặt xoay tròn. Kèm theo nôn ói, tăng lên khi thay đổi tư thế. Cơn chóng mặt nhưng người bệnh thấy khó chịu nhưng rất tỉnh táo. Người bệnh thường nằm im không nhúc nhích, không có dấu hiệu hạn chế vận động cảm xúc.

Còn chóng mặt đột quỵ thì ngoài chóng mặt nhẹ hơn, kéo dài hơn nhưng theo dấu hiệu méo miệng, yếu tê nửa người, nói khó, nhìn đôi. Người bệnh kèm theo dấu hiệu lừ đừ không tiếp xúc, yếu tay chân. Người bệnh cạnh bảo nắm tay rất khó, người bệnh phải cố gắng trả lời câu hỏi của người xung quanh. Vì vậy, người bệnh cần theo dõi thật kỹ triệu chứng của mình.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể nhầm lẫn cơn tiền đình với cơ thiếu máu thoáng qua.

Nếu chẩn đoán nhầm dấu hiệu của đột quỵ với rối loạn tiền đình sẽ nguy hiểm cho người bệnh.

Việc điều trị rối loạn tiền đình có hiệu quả tốt khi xác định chính xác nguyên nhân để điều trị tận gốc, trong trường hợp điều trị triệu chứng, dùng thuốc cho bệnh nhân bớt chóng mặt. Thời gian điều trị bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào phân loại mức độ bệnh, khả năng đáp ứng với các biện pháp điều trị, có thể phục hồi chỉ trong một hai ngày hoặc kéo dài vài tháng. Do đó khi phát hiện các triệu chứng kể trên, người bệnh cần thăm khám sớm để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị