Trẻ sơ sinh rất thích gãi thậm chí là cào mặt, tại sao lại ‘bạo lực’ như vậy? Hóa ra có rất nhiều vấn đề

Trẻ sơ sinh rất thích gãi thậm chí là cào mặt, tại sao lại ‘bạo lực’ như vậy? Hóa ra có rất nhiều vấn đề

Việc chăm sóc trẻ mới sinh thực ra không quá khó khăn, phức tạp nhưng đối với những ông bố, bà mẹ lần đầu “lên chức”, việc chăm sóc trẻ còn khá bỡ ngỡ, vụng về. Bé sơ sinh mới tiếp xúc với môi trường bên ngoài cơ thể mẹ nên sẽ thường có những hành động kỳ lạ không khỏi khiến cha mẹ lo lắng.

Trẻ sơ sinh luôn là một thiên thần bé nhỏ, luôn được chăm sóc cẩn thận trong vòng tay yêu thương của những người thân trong gia đình, tuy nhiên đôi khi trên mặt trẻ lại xuất hiện những vết xước nhỏ, càng buồn hơn khi những vết xước này lại do bé tự mình làm, khiến ai cũng không khỏi xót xa.

Tại sao đứa bé lại “tàn nhẫn” với chính mình như vậy?

Chúng tôi tin rằng nhiều bà mẹ đã từng phải trải qua những khoảnh khắc nhìn thấy mặt con mình bị xước, thậm chí còn rỉ máu, trông rất đáng thương. Thậm chí nhiều bậc cha mẹ còn lo lắng rằng nó sẽ ảnh hưởng tới ngoại hình của trẻ sau này.

Vậy tại sao trẻ lại làm vậy? Có phải vì ngứa hay có gì đó khó chịu không?

chăm sóc trẻ đúng cách, chăm sóc trẻ, lưu ý khi chăm sóc trẻ

Trẻ sơ sinh rất thích gãi thậm chí là cào mặt (Ảnh minh họa)

Trên thực tế, trẻ sơ sinh thích tự gãi vào mặt mình, chỉ là một phản xạ trong quá trình phát triển. Loại phản xạ này thường xuất hiện trên trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, bé ở giai đoạn này thường có khả năng kiểm soát tay chân kém nên nhiều khi sẽ bị giật mình, phản xạ bởi những tác động bên ngoài mà chúng nhìn thấy.

Vì vậy, cha mẹ cũng không nên lo lắng vì điều này, thay vào đó cần có những biện pháp phòng tránh như đeo bao tay cho trẻ, tránh để trẻ giật mình hay tiếp xúc với những môi trường quá ồn ào, nhiều ánh sáng quá mức.

Một vài lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh cha mẹ nào cũng nên biết:

Bế trẻ sơ sinh đúng cách

Khi bế bé lần đầu tiên, người mẹ thường có chút lúng túng nhưng hãy nhẹ nhàng, sau vài ngày, mẹ sẽ biết bé thích được bế ở tư thế nào nhất. Mỗi bé sẽ thích được bế ở một tư thế riêng, có bé thích vác vai, có bé thích được ẵm ngửa…Trước khi bế bé lên, người mẹ cần lên tiếng cho bé biết là sẽ bế bé. Hãy nhìn và âu yếm trò chuyện với bé, nhẹ nhàng luồn hai tay xuống dưới đầu, vai và mông bé để bế bé lên một cách nhẹ nhàng. Điều này giúp bé không giật mình, khóc hoảng vì bất ngờ bị nhấc lên khỏi chỗ nằm.

Với những bé mới lọt lòng, tư thế bế trẻ an toàn và dễ dàng nhất là cho bé nằm ngang. Mẹ cố gắng giữ cho phần đầu và cổ của bé nằm trên một đường thẳng, bụng bé ép vào bụng mẹ, mặt bé quay vào ngực mẹ.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh

chăm sóc trẻ đúng cách, chăm sóc trẻ, lưu ý khi chăm sóc trẻ

(Ảnh minh họa)

Bé vừa mới sinh không nhất thiết phải tắm mỗi ngày. Trước khi tắm cho bé, hãy tắt quạt, tắt máy lạnh, tiến hành massage cho bé. Dùng nước sạch pha với nước sôi để tắm cho bé. Nước có nhiệt độ khoảng 36 – 38 độ C (tùy theo từng mùa) là thích hợp để tắm cho trẻ. Nếu không có nhiệt kế đo nhiệt độ nước tắm, bạn có thể dùng cùi chỏ tay để thử nước tắm cho bé. Lưu ý là trong khi tắm cho bé, nên trò chuyện âu yếm với trẻ để trẻ cảm nhận được tình yêu thương.

Khi tắm, chú ý vệ sinh cơ thể bé ở những phần có nhiều nếp gấp da như cổ, nách, chân, sau gáy, bẹn… Sau khi tắm xong, cần lưu ý cách chăm sóc trẻ theo các bước sau nhằm giữ ấm cho bé: lau khô người bé bằng khăn bông mềm, mặc quần áo, nhỏ mắt mũi, lau tai. Khi tắm cho bé, hãy đảm bảo phần cuống rốn của bé phải được giữ càng khô càng tốt để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ hoăc nữ hộ sinh để biết cách chăm sóc phần rốn này cho đến khi nó rụng một cách tự nhiên trong khoảng 10 ngày.

Cách cho trẻ sơ sinh ngủ

Giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh là rất quan trọng. Thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Thông thường, trẻ mới sinh cho đến một tháng tuổi gần như ngủ suốt ngày đêm và chỉ thức dậy để bú (2-3 giờ/ lần).

Vì chưa phân biệt được ngày đêm nên bé có thể ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm (trẻ ngủ 8 – 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm). Thông thường, không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cũng không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Các trường hợp đặc biệt như non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản…có thể phải cho bú thường xuyên hơn.

Xem thêm

  • chăm sóc trẻ đúng cách, chăm sóc trẻ, lưu ý khi chăm sóc trẻ

    10 kĩ năng chăm sóc trẻ sơ sinh chuẩn và đầy đủ nhất cho những người sắp làm mẹ

  • chăm sóc trẻ đúng cách, chăm sóc trẻ, lưu ý khi chăm sóc trẻ

    Bé trai 7 tháng tuổi nắm chặt tay, bà nội cứ nói rằng đó là điều bình thường, mẹ mang đi khám thì bác sĩ phải thốt lên: Đã quá muộn!

  • chăm sóc trẻ đúng cách, chăm sóc trẻ, lưu ý khi chăm sóc trẻ

    Dù đêm mùa thu có lạnh đến mấy cũng đừng để bé ngủ như vậy, sẽ khó chịu và dễ ốm

  • chăm sóc trẻ đúng cách, chăm sóc trẻ, lưu ý khi chăm sóc trẻ

    Các bậc cha mẹ thường quên dạy con những điều này trước năm 18 tuổi

Giang Nguyễn (Theo Công lý & xã hội)