Đối với trẻ em, giấc ngủ cũng có tầm quan trọng như thức ăn nước uống. Giấc ngủ sâu là điều kiện thiết yếu để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
Tư thế ngủ duỗi thẳng
Tư thế ngủ duỗi tay là tư thế ngủ tương đối phổ biến, trẻ sẽ nằm trên giường với tư thế rất “hoang dã”, tóm lại tư thế này là chân tay của trẻ có thể được duỗi thẳng hoàn toàn.
Nhược điểm: Tư thế xấu và chiếm nhiều diện tích giường. Nếu trẻ ngủ một mình thì không sao nhưng nếu ngủ với bố mẹ sẽ rất khó khăn trong việc sắp xếp vị trí, việc diện tích quá hẹp của chiếc giường sẽ khiến mọi người ngủ không ngon.
Ưu điểm: Chân tay co duỗi hết cỡ, có lợi cho kích thước và tuần hoàn của cơ thể, trẻ thông minh hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn.
Quá trình phát triển của cơ thể sẽ diễn ra suôn sẻ hơn và việc chu cấp chất dinh dưỡng đến các bộ phận sẽ diễn ra kịp thời trong khi ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ, có lợi cho việc tiết hormone tăng trưởng, não bộ và các cơ quan khác phát triển toàn diện hơn.
Ngoài ra, nếu trẻ có tư thế ngủ này, có nghĩa là trẻ cảm thấy an toàn, khả năng tự vận động và các đặc điểm tâm lý tuyệt vời khác. Chúng ta đều biết rằng cảm giác an toàn là một trong những yếu tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến sự trưởng thành của trẻ, chỉ khi trẻ có cảm giác an toàn thì mới có thể thoải mái co duỗi chân tay khi ngủ.
Tư thế ngủ nghiêng
Nhược điểm: Không phải lúc nào trẻ cũng có thể duy trì nằm nghiêng, mẹ có thể để chèn thêm chăn để đỡ ở phía sau lưng giúp bé duy trì được tư thế ngủ này. Khi bé ngủ ở tư thế nghiêng mẹ nên đặt tay của bé về phía trước mặt. Có như vậy khi bé bị lật sẽ vẫn ở tư thế nằm nghiêng mà không thể trở thành tư thế nằm sấp được. Ngoài ra để tránh sự phát triển của bất đối xứng trên khuôn mặt bé, mẹ cũng cần cho bé đổi bên thường xuyên.
Ưu điểm: Tư thế này giúp tiêu hóa tốt, làm giảm khả năng bị trớ, sặc sữa khi ngủ, sữa sẽ không chảy vào cổ họng, gây nghẹt thở. Ngủ nghiêng cũng đồng thời tránh áp lực lên tim.
Tư thế ngủ sấp
Nằm sấp khi ngủ hay còn gọi là “kiểu con ếch” được một số bậc cha mẹ nhắc đến. Tư thế ngủ này khiến trẻ sơ sinh trông rất đáng yêu, nhưng tư thế ngủ này không có lợi cho sự phát triển lâu dài của trẻ.
Nhược điểm: Dễ chèn ép lồng ngực của trẻ, thậm chí gây tắc mũi và miệng cho trẻ.
Tư thế trông dễ thương, nhưng lợi ích không nhiều. Nếu cho trẻ nằm sấp khi ngủ lâu sẽ khiến lồng ngực của trẻ bị dồn nén, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tim và phổi. Và ở tư thế này, mũi và miệng của trẻ đối diện với gối và giường, rất có thể miệng và mũi của trẻ sẽ bị gối và các vật dụng khác trong khi ngủ, không có lợi cho sự an toàn của trẻ.
Hơn nữa, xương của trẻ chưa phát triển hoàn toàn, xương tương đối mềm nên dễ bị ảnh hưởng bởi những thói quen hàng ngày. Khi trẻ nằm sấp khi ngủ có thể khiến cổ sẽ bị vẹo sang một bên, theo thời gian có thể phát sinh các vấn đề như “méo đầu” hay “mặt to”. Ngoài ra, nằm sấp khi ngủ còn khiến lực nén lên xương lồng ngực và các bộ phận khác trên cơ thể, có thể khiến một số xương phát triển không bình thường.
Ưu điểm: Tư thế ngủ này có thể giúp tăng cảm giác an toàn của trẻ, cho phép trẻ có được cảm giác an toàn từ các yếu tố khác ngoài cha mẹ. Tuy nhiên, hành vi này của trẻ cũng cho thấy chúng rất cần cảm giác an toàn. Vì vậy, nếu cha mẹ thấy con mình áp dụng tư thế ngủ này, họ cần tự hỏi bản thân rằng có phải vì họ thường dành quá ít thời gian cho con? Không thường xuyên tiếp xúc với con cái của mình? Không chú ý đến cảm xúc của trẻ?
Xem thêm
Trước khi con bạn 12 tuổi, đừng lười làm 4 điều này, con sẽ biết ơn bạn mãi mãi
Nữ diễn viên hài Việt dương tính Covid-19 sau khi chăm con trai 10 tuổi bị cách ly
Nếu bạn là kiểu cha mẹ này, con cái lớn lên sẽ dễ dàng thành người không hiếu thuận
10 câu nói làm trẻ đau lòng nhất lộ diện: Bố mẹ nên biết để tránh làm ‘tổn thương’ con