Vết bớt ở trẻ sơ sinh khá phổ biến và thường vô hại. Nhưng một số ít có thể là dấu hiệu của bệnh tiềm ẩn nào đó. Trẻ sơ sinh thường 4 có vết bớt, nhưng nếu xuất hiện vớt bớt thứ 3 thì rất nghiêm trọng, nên đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt.
Bớt sắc tố bẩm sinh
Đây là dạng vết đốm có thể xuất hiện bất kỳ chỗ nào trên cơ thể bé. Gần 15% trẻ sơ sinh có bớt sắc tố sơ sinh ở trên đầu hoặc ở trên cổ. Nếu con bạn có da sáng, thì bé sẽ có vết bớt màu nâu, còn trong trường hợp bé có da sẫm màu, bớt gần như là màu đen.
Bớt sắc tố bẩm sinh có thể có bất kỳ hình dạng nào. Nó có thể phẳng hoặc có hình dạng bất thường, hay thậm chí nổi thành cục và tăng sinh. Đối với trẻ sơ sinh, những vết bớt như vậy sẽ trông giống như những nốt ruồi lớn có màu đen hoặc màu nâu. Khi bé bắt đầu lớn lên, kích thước các vết bớt đặc biệt này sẽ giảm đi. Đôi lúc nó có thể sậm màu hơn theo tuổi và mọc lông khi trẻ đến tuổi dậy thì. Các vết bớt này thường lành tính và không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Bớt màu xám xanh
Chúng có kích cỡ khác nhau và phẳng như làn da. Chúng có màu nâu, xám, thậm chí là màu xanh hệt như vết bầm trên da. Thường thì vết bớt này sẽ tự biến mất trước tuổi đi học và không cần sự can thiệp của y học.
Vết bớt sinh ra bởi u máu ở trẻ sơ sinh
U máu ở trẻ sơ sinh là một khối u lành tính ở da và mô mềm, nó được hình thành do sự tăng sinh của mô mạch trong thời kỳ phôi thai, có đặc điểm là tăng sinh bất thường các tế bào nội mô mạch máu.
U máu ở trẻ sơ sinh tạo thành các vết bớt có bề ngoài chủ yếu là màu đỏ hoặc xanh lam, càng ngày càng sẫm màu. Giai đoạn mắc bệnh u máu ở trẻ sơ sinh thường từ 1 – 6 tuần sau sinh.
Các chuyên gia cho biết, trong giai đoạn đầu, u máu sẽ nhỏ lại một cách đáng kể với các thuốc điều trị, nhưng nếu như trong thời gian dài không có tiến triển, bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện để kiểm tra để tránh gặp phải những căn bệnh khác.
Bớt nốt ruồi bẩm sinh
Là những đốm có màu nâu hoặc đen thường có ngay khi trẻ sinh ra. Nốt ruồi là một dạng bớt da rất phổ biến và thường do sự phát triển quá mức của các đám tế bào sắc tố trên da. Hầu hết các nốt ruồi bẩm sinh sẽ nhỏ dần và khó trông thấy hơn theo thời gian, tuy nhiên chúng thường có màu sẫm hơn trong giai đoạn dậy thì, trở nên lồi hơn hoặc mọc lông trên nốt ruồi.
Chúng có đường kính từ dưới 1,5 cm tới tới hơn 20 cm. Nguy cơ nốt ruồi bẩm sinh phát triển thành ung thư da khá thấp, tuy nhiên nguy cơ này tăng tỷ lệ thuận với kích thước của nốt ruồi.
Xem thêm
Chuyên gia tâm lý: Nuôi con tốt là do mẹ đã làm được 4 điều quan trọng
Theo khoa học, tại sao các con của bạn lại xung đột, đánh nhau nhiều như vậy? Cha mẹ khi ấy phải làm gì mới đúng và tốt cho bé?
Chụp ảnh con trước khi đến chỗ đông người và loạt mẹo bảo vệ trẻ mà phụ huynh nào cũng nên biết
Trẻ biếng ăn, không ngừng khóc và loạt lời khuyên từ bác sĩ giúp các bà mẹ vượt qua ‘khủng hoảng’ khi chăm sóc con nhỏ