Giai đoạn vàng giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng chiều cao

Giai đoạn vàng giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng chiều cao

Thời điểm dậy thì là một trong 2 giai đoạn vàng giúp trẻ tăng trưởng chiều cao. Cha mẹ cần hiểu rõ và đầu tư tốt cho trẻ trong giai đoạn này.

Abbott anh 1

Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 (công bố ngày 15/4), chiều cao của thanh niên Việt Nam năm 2020 có nhiều thay đổi: Nhóm nam 18 tuổi đạt 168,1 cm (tăng 3,7 cm so với năm 2010); nữ đạt 156,2 cm (năm 2010 là 154,8 cm). Chiều cao người Việt cải thiện đáng kể trong 10 năm qua.

Giai đoạn dậy thì

Tăng chiều cao cho trẻ luôn là mong muốn của các bậc phụ huynh, cũng là hành trình dài chắt lọc và áp dụng kiến thức dinh dưỡng, vận động… Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, con người có 2 giai đoạn tăng trưởng vàng về chiều cao, là 1.000 ngày đầu đời và khi dậy thì. Trong đó, giai đoạn dậy thì là cơ hội quan trọng để con bắt kịp đà cao lớn.

Abbott anh 2

Tuổi dậy thì là giai đoạn then chốt để tăng chiều cao cho trẻ.

Cụ thể, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ tuổi dậy thì (12-18 tuổi) tăng trưởng vượt bậc về cả cơ bắp, khung xương. Khi tốc độ tăng chiều cao đạt đỉnh, trẻ có thể tăng 10-15 cm/năm và sẽ giảm dần sau đó. Thời gian này, trẻ có thể đạt 15-20% chiều cao tuổi trưởng thành. Cũng theo đơn vị này, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm trong khoảng 15 tuổi ở nữ giới và 17 tuổi ở nam giới do đĩa sụn tăng trưởng dần đóng lại.

Do vậy, giai đoạn dậy thì đóng vai trò then chốt, quyết định chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Các bậc phụ huynh cần tận dụng tối đa giai đoạn này để tối ưu hóa tăng trưởng cho trẻ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao

Theo báo cáo của Sở Y tế Nam Định, trong giai đoạn 5 năm đầu đời, những yếu tố chính ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ gồm: Di truyền, dinh dưỡng, thói quen vận động và ngủ, môi trường sống. Trong đó, gen di truyền chiếm khoảng 23%, dinh dưỡng đóng góp 32%; chế độ vận động, thể dục thể thao quyết định 20%; còn lại là những yếu tố môi trường sống, bệnh mạn tính và bẩm sinh, chế độ nghỉ ngơi…

Trong khi gene di truyền và các yếu tố bẩm sinh khó khó can thiệp hoặc đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và tiền bạc, thì yếu tố dinh dưỡng dễ điều chỉnh nhất, đến từ chính khẩu phần ăn hàng ngày.

Abbott anh 3

Chú trọng dinh dưỡng là một trong những cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì.

Trẻ ở tuổi dậy thì cần 2.200-2.400 calo/ngày, tương đương lượng ăn của người trưởng thành, theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Một chế độ dinh dưỡng đúng đắn có vai trò quyết định đến sự phát triển thể chất và tăng trưởng chiều cao. Nắm bắt được giai đoạn tăng trưởng chiều cao của trẻ và cân bằng dinh dưỡng hợp lý, cha mẹ có thể giúp trẻ tối ưu hóa chiều cao.

Bổ sung dinh dưỡng khoa học

Ngoài việc ăn uống đủ nhóm chất, trẻ tuổi teen cần tăng cường bổ sung một số thực phẩm có lợi cho phát triển chiều cao như đạm, kẽm, canxi và các vi khoáng khác.

Cụ thể, đạm là nền tảng phát triển xương, cơ và sụn, từ đó cải thiện chiều cao. Nghiên cứu của Bộ Y tế cho thấy lượng đạm cần thiết mỗi ngày sẽ khác nhau ở giới tính và độ tuổi: Nữ 9-18 tuổi là 140 g, nam 9-13 tuổi là 140 g, nam 14-18 tuổi là 185 g.

Kẽm không trực tiếp giúp trẻ cao thêm nhưng giúp tránh việc chấm dứt sớm quá trình phát triển. Lượng kẽm cần cung cấp cho trẻ 9-13 tuổi là 8 mg/ngày, 14-18 tuổi là 11 mg/ngày, theo Bộ Y tế.

Không kém quan trọng là canxi cùng các “chất dẫn” như vitamin D, vitamin K2 hay Arginin – cần thiết để phát triển xương. Arginin giúp tăng bề dày của đĩa sụn tăng trưởng ở xương chày, giúp xương phát triển dài hơn. Vitamin K2 kích hoạt osteocalcin – protein liên kết canxi và vận chuyển vào xương, tăng hàm lượng khoáng để xương thêm chắc khỏe. Trong độ tuổi dậy thì, trẻ nên dung nạp khoảng 1.000 mg canxi/ngày.

Abbott anh 4

Trẻ độ tuổi teen cần có chế độ dinh dưỡng khoa học để tối ưu phát triển chiều cao.

Nhằm giúp người dân có cơ sở thực hành dinh dưỡng khoa học, Bộ Y tế ban hành và thường xuyên câp nhật “Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam”. Tuy nhiên, theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020, khẩu phần ăn của người Việt nói chung và một số nhóm trẻ chưa đáp ứng được các nhóm chất như vitamin A, kẽm…

Để khắc phục sự thiếu hụt trong chế độ ăn uống hàng ngày, nhiều cha mẹ đã tìm đến các sản phẩm dinh dưỡng được nghiên cứu trên cơ sở khoa học về nhu cầu của lứa tuổi teen, tiêu biểu là thức uống bổ sung dinh dưỡng.

Trên thị trường hiện có không ít sản phẩm sữa/thực phẩm bổ sung dành cho trẻ trên 3 tuổi hoặc trên 6 tuổi. Với PediaSure 10+ mới, cha mẹ có thêm lựa chọn dinh dưỡng cho con ở giai đoạn 10 tuổi trở lên. Được nghiên cứu dành riêng cho lứa tuổi teen, PediaSure 10+ mới từ Abbott bổ sung 37 dưỡng chất cho trẻ. Thành phần các chất dinh dưỡng cần thiết cho teen như như đạm, canxi và vitamin D, vitamin K2 tự nhiên, nhóm vitamin A, C, E và kẽm cũng được bổ sung theo tỷ lệ cân đối, phù hợp với nhu cầu của trẻ từ 10 tuổi trở lên.

Ngoài cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, Pediasure 10+ hộp giấy pha sẵn 180 ml tiện lợi có 2 hương vị đa dạng là vani và chocolate (dự kiến ra mắt vào tháng 10). Theo đại diện Abbott, sử dụng 2-3 hộp PediaSure 10+ mỗi ngày sẽ mang đến nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, hỗ trợ trẻ từ 10 tuổi trở lên tối ưu tiềm năng phát triển trong giai đoạn tăng trưởng vàng cuối cùng.

Abbott anh 5

PediaSure 10+ cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho trẻ từ 10 tuổi trở lên. Công thức đặc biệt hỗ trợ tăng chiều cao cho trẻ trong giai đoạn tuổi teen – giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt cuối cùng. Sản phẩm hiện có hương vị vani, dạng hộp pha sẵn 18 0ml, có thể sử dụng hàng ngày 2-3 hộp để giúp trẻ tăng trưởng tốt. Độc giả tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm tại đây.

Văn phòng đại diện Abbott Laboratories GmbH tại số 2 Ngô Đức Kế, quận 1, TP.HCM, hotline 02838256551 và 521 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, hotline 02437337486.

Giang Tiểu San

PediaSure 10+

dinh dưỡng

sức khỏe

Bình luận

Abbott anh 1

Abbott anh 2

Abbott anh 3

Abbott anh 4

Abbott anh 5