Ai cũng muốn có cuộc sống hạnh phúc nhưng không phải ai cũng có thể làm được điều đó, vậy bạn phải làm gì để cải thiện cuộc sống hiện tại cho tốt hơn?
Bạn mệt mỏi phải nhìn thấy mặt mẹ chồng mỗi ngày
Bạn đang sống chung với bố mẹ chồng và cảm thấy ngột ngạt chán nản chỉ muốn thoát ra nhanh nhất có thể. Nhưng vì áp lực của chồng, vì không có điều kiện ra ở riêng nên bạn đành sống chung và chịu đựng.
Có khi nào bạn nghĩ là chính bố mẹ chồng cũng đang phải chịu đựng khi sống chung với bạn và họ cũng muốn bạn sớm ra ở riêng để trả lại không khí bình yên cho hai vợ chồng già?
Bạn đừng bao giờ nghĩ cách thay đổi thái độ của bố mẹ chồng, mà hãy nghĩ cách thay đổi bản thân để cuộc sống dễ thở hơn. Thay vì đi nói xấu, chê bai mẹ chồng thì bạn hãy nhìn nhận lại tính cách của bản thân. Mỗi người có một thói quen cách sống và từ ngữ riêng vì vậy đừng ép mẹ chồng phải theo bạn, mà hãy điều chỉnh bản thân để hài hòa hơn.
Ví dụ: Bạn không thích mẹ chồng suốt ngày vòi vĩnh con trai đưa tiền. Vì điều kiện gia đình còn khó khăn nên bạn sẽ khuyên chồng đừng đưa tiền cho mẹ nữa nhưng anh không nghe lời. Bạn cảm thấy bức xúc khó chịu, khi con không có tiền uống sữa, mà chồng vẫn thản nhiên biếu tiền mẹ mỗi tháng. Nhưng sự tức giận của bạn sẽ chẳng thay đổi được hoàn cảnh, chỉ càng khiến mối quan hệ giữa các thành viên căng thẳng hơn.
Vì vậy bạn hãy để cho chồng bạn làm việc tốt và để cho các con bạn học theo việc làm của bố. Và khi về già bạn cũng được ngồi hưởng thành quả như mẹ chồng bạn đang hưởng. Khi nghĩ được như thế bạn sẽ thấy cuộc sống dễ thở hơn và thân thiện với mẹ chồng.
Ảnh minh họa
Vợ chồng cãi nhau như cơm bữa
Khi yêu nhau hai bạn không chung sống với nhau, gặp nhau luôn phô bày cái đẹp nhất ra nên luôn hấp dẫn đối phương. Nhưng khi đã là vợ chồng thì hai người chung nhà bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn. Nếu vợ chồng ai cũng muốn là người nói cuối cùng để khẳng định bản thân là đúng nhất thì đồng nghĩa với hạnh phúc gia đình sắp tan nát.
Chẳng hạn: Vợ chồng bạn cứ bàn về việc gì là bắt đầu cãi nhau, bạn không thể thay đổi được suy nghĩ của chồng. Vì vậy bạn phải thay đổi chính mình, hãy để anh ấy nói hết những quan điểm, sau đó nếu đúng thì bạn nghe, sai bạn cũng đừng cãi. Hãy xem cái sai của anh ấy có gây hậu quả nghiêm trọng không hay chỉ là sai so với cách nhìn nhận của bạn, còn thực tế chẳng ảnh hưởng gì đến gia đình.
Mỗi người có một cách nghĩ, cách làm việc bạn đừng áp đặt hãy sống thoáng đi thì mọi thứ tốt đẹp sẽ đến với bạn.
Ở công ty bạn luôn cảm thấy căng thẳng
Bạn không thể hoàn thành những công việc mà sếp đã giao cho, luôn bị sếp rầy la bị đồng nghiệp coi thường bắt nạt vì kém cỏi. Thay vì than phiền mọi người đối xử tệ hay đổi công ty khác để cho hợp, bạn hãy ngồi ngẫm lại bản thân mình sai chỗ nào để chỉnh sửa.
Trước hết bạn phải thay đổi thái độ bản thân với mọi người trong công ty, hãy lắng nghe và tiếp thu những điều đồng nghiệp góp ý. Đừng đổ lỗi tại người này người kia mà mình bị như thế. Hãy nhìn nhận mọi việc tích cực và biết nhìn ra cái sai thì bạn mới có thể tồn tại ở môi trường công ty. Còn bạn vẫn giữ những tính xấu như luôn cho mình đúng, giỏi hơn người khác, không tôn trọng đồng nghiệp thì đến công ty nào cũng bị cho nghỉ việc thôi.
Ảnh minh họa
Bạn chán nản với chuyện con cái học kém so với con bạn bè
Bạn đầu tư rất nhiều thời gian tiền bạc công sức cho việc học của con nhưng càng ngày con càng kém cỏi không đạt được những thành tích như bạn mong muốn. Khiến bạn càng cay cú và càng tạo áp lực lên chồng con khiến không khí gia đình lúc nào cũng căng thẳng.
Thay vì tạo áp lực lên chồng con và khiến mọi việc càng tồi tệ hơn thì bạn hãy thay đổi mục tiêu đặt ra cho con. Có những người bạn của bạn học giỏi nhưng kết quả cũng chỉ là một nhân viên kỹ thuật. Hay có những cậu bạn của bạn học rất dở nhưng lại trở thành chủ thầu xây dựng.
Vậy việc học trên trường chỉ quyết định phần nào tương lai của một con người. Điều quan trọng ở đây bạn phải khơi gợi được đam mê của con bạn là gì để bé có niềm đam mê và trú trọng phát triển vào lĩnh vực thế mạnh. Sau này mới hỗ trợ được cho nghề nghiệp của cháu trong tương lai.
Bạn đừng bắt con mình phải học giỏi tất cả các môn trong khi cháu chỉ thích có một môn. Bạn có thể ra điều kiện cho con rằng sẵn sàng cho con theo đuổi đam mê môn con thích nhưng phải học các môn để đủ điều kiện lên lớp.
Trẻ em trong quãng đời lớn lên có rất nhiều thay đổi về nghề nghiệp sở thích nên bạn hãy tạo niềm yêu thích cho con học, chứ đừng bắt ép để con sợ việc học.
Hãy thay đổi chính bản thân bạn để cuộc sống của bạn cũng như những thành viên trong gia đình được hạnh phúc hơn.
Xem thêm
Dấu hiệu phụ nữ ngoại tình, cắm sừng chồng, đàn ông nhất định phải biết
Không về ăn Tết, tôi biếu nhà ngoại 1 triệu mà bố vợ cũng thái độ, năm sau một xu cũng đừng hòng
Sau nhiều ngày nằm viện, trở về nhà tôi quyết định viết đơn ly hôn vì không chịu nổi người chồng vô tâm
Anh trai đưa bạn gái về giới thiệu, vừa gặp mặt bố tôi lên cơn đau tim phải nhập viện cấp cứu