Khi trời trở lạnh thì nhiều người sẽ chọn món thịt hầm để làm món chính trong bữa cơm gia đình. Nhưng để chế biến được món thịt hầm thơm ngon, hấp dẫn, đặc biệt không có vị tanh thì cần nắm vững bí quyết dưới đây.
Câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất khi chế biến món ăn này là: “Tại sao khi hầm thịt đã cho rất nhiều loại gia vị vào, hầm trong 2 tiếng mà thịt sau khi hầm vẫn có vị tanh, hôi?”.
Các đầu bếp có nhiều năm kinh nghiệm đã chia sẻ rằng, thịt hầm của mọi người không thơm, có vị tanh nguyên nhân chủ yếu là cho thiếu gia vị. Khi hầm thịt, nhất định phải cho hai loại gia vị này vào bởi nó được mệnh danh là “đối thủ chết người” của mùi tanh của thịt.
Khi chế biến bạn đã nắm hết cách khử mùi hôi từ thịt chưa?
Gia vị đầu tiên chúng tôi muốn nói tới chính là thảo quả. Thảo quả là loại cây sống lâu năm, cao chừng 2,5 – 3m. Vỏ quả ngoài dày 5mm, quả chia làm 3 ô, mỗi ô có độ 7 – 8 hạt rất thơm, có áo hạt hình tháp, ép vào nhau. Bộ phận dùng là quả.
Trong loại thảo dược này có hàm lượng các chất sau rất phong phú: carbohydrate; protein; chất xơ; các vitamin như vitamin C, niacin, pyridoxine, riboflavin và thiamin; khoáng chất như phốt pho, đồng, sắt, canxi, magiê, mangan và kẽm; tinh dầu (dầu dễ bay hơi)… Cách dùng thảo quả rất đa dạng, vừa là gia vị cho nhiều món ăn, lại vừa có thể dùng làm thuốc.
Thảo quả có thể khử mùi tanh của thịt rất hiệu quả, lại có mùi thơm nồng, nếu dùng thảo quả cùng với hoa hồi và quế khi hầm thịt có thể làm tăng mùi thơm của thịt lên gấp đôi. Khi hầm thịt, chúng ta thường cho 1 vài quả thảo quả vào trong nồi thịt để làm tăng mùi thơm và khử mùi tanh của thịt.
Gia vị thứ hai chúng tôi muốn nói tới chính là đinh hương. Đinh hương có chiều cao khoảng 20m, là loại cây gỗ thuộc họ Đào kim nương. Nguồn gốc cái tên đinh hương là khi thu hoạch hoa đem phơi khô có hình dạng giống cái đinh và tỏa mùi thơm nên gọi là đinh hương.
Đinh hương với công dụng là lưu thông khí huyết, kích thích hệ thần kinh trung ương gây hưng phấn. Khi hầm thịt mọi người thường cho đinh hương và thảo quả vào, mục đích để kích thích khẩu vị, giúp món ăn ngon và đậm đà hơn. Đinh hương có mùi thơm nồng, có tác dụng khử mùi rất tốt, nếu cho vào khi hầm thịt sẽ có tác dụng khử mùi tanh rất tốt.
Mặc dù mùi thơm của đinh hương rất hấp dẫn, nhưng chúng ta cũng không nên cho quá nhiều khiến món ăn bị nồng, chúng ta chỉ nên cho 2 – 3 tép vào và hầm thịt khoảng 2 tiếng.
Hai loại gia vị đinh hương và thảo quả là “đối thủ chết người” với mùi tanh của thịt, khi hầm thịt thì cho hai loại gia vị này vào, càng hầm thịt càng thơm, càng nhừ. Khi sử dụng gia vị, chúng ta phải ngâm tất cả các loại gia vị trong rượu trắng 10 phút trước khi sử dụng để loại bỏ các hắc tố và vị đắng trong gia vị.
Xem thêm
Bí quyết làm món trứng cút kho thịt ba chỉ cho ngày lạnh, thơm ngon, có vị béo nhưng không ngấy, mềm ngọt khiến ai cũng phải xuýt xoa
Ngô ngọt đem xay nhuyễn rồi làm bánh ăn vừa thơm lại mềm, bạn sẽ hối tiếc vì không biết công thức này sớm hơn
Cách làm cá trắm kho dưa đậm đà ngon miệng, không tanh, vị béo ngậy
Cách làm thịt xiên nướng ngon chuẩn vị như ngoài hàng